Ngày nay, người ta coi đối nhân xử thế như một nghệ thuật trong giao tiếp, để đạt được lợi ích, để đắc được nhân tâm, nhưng đối nhân xử thế không chỉ giới hạn ở điều đó. Người xưa đối nhân xử thế để tu dưỡng bản thân, để đề cao đạo đức, để thể hiện cái nhân, cái nghĩa, cái tình…

Bởi vậy, cổ nhân chú trọng từ cách ăn mặc đi đứng, quan hệ gia đình, cho đến những giá trị của xã hội. Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín ấy không phải là những điều người xưa mong mỏi hão huyền, mà thật sự là những phẩm đức mà từng con người đều cố gắng gìn giữ và đạt tới.

Đối nhân xử thế của người xưa
Tranh sinh hoạt gia đình miêu tả cảnh mẹ bồng con, con gái lớn giúp mẹ, anh dạy em học bài; Họa sĩ Mai Trung Thứ.

Người xưa tu dưỡng như thế nào? Qua chuyên đề “Đối nhân xử thế của người xưa”, báo Trí Thức VN xin được cùng độc giả nhìn lại và suy ngẫm…

Đối nhân xử thế của người xưaNguyên tắc đối đãi giữa Quân vương và Bề tôi

Người xưa có câu: “Trời có đạo, thì nhật nguyệt rõ ràng. Người có đạo thì xã hội tất sẽ bình an”. Xã hội ngày nay sở dĩ xuất hiện nhiều sự tình loạn bậy, không có tôn ti trật tự là bởi vì người ta không còn chú trọng giáo dục luân lý đạo đức truyền thống, trong tâm không còn sự ước thúc của quy phạm đạo đức nữa.

Đối nhân xử thế của người xưaNguyên tắc đối đãi giữa cha và con

Cổ nhân giảng: “Luân lý đạo đức là quy luật của Trời Đất, bổn phận là quy luật của mỗi cá nhân. Người mà đi ngược lại quy luật thì sẽ gặp nạn.” Tục ngữ cũng có câu: “Gia hòa vạn sự hưng”. Một quốc gia hưng thịnh, một xã hội an hòa phải bắt đầu từ một gia đình hòa thuận, trong đó trước hết phải có tôn ti trật tự, mỗi người đều làm tròn bổn phận của bản thân mình.

Đối nhân xử thế của người xưaNguyên tắc đối đãi giữa người chồng và người vợ

Trong gia đình, người vợ và người chồng là hai người giữ vị trí chủ đạo nhất. Họ, bên trên thì phụng dưỡng cha mẹ, bên dưới thì dưỡng dục con cái. Nếu như mối quan hệ giữa vợ – chồng mà rạn nứt thì cha mẹ không được phụng dưỡng, con cái không được dưỡng dục, gia đình ngay lập tức bị tan vỡ. Vậy, vợ và chồng phải đối đãi với nhau như thế nào?

Đối nhân xử thế của người xưaDùng “nhân” đối đãi với người khác

Xã hội là một cộng đồng những con người chung sống cùng nhau, giữa họ có rất nhiều mối quan hệ. Nếu mỗi người chỉ biết xuất phát từ lợi ích của mình để đối xử với người khác, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không thấy được quyền lợi của người khác thì xã hội sẽ xảy ra biết bao thảm kịch.

Đối nhân xử thế của người xưaDùng “Lễ” để biểu thị lòng tôn kính

Lễ tiết được xem là trật tự của tự nhiên, của Trời Đất và cũng là quy tắc giữa người với người trong cuộc sống. Thời cổ đại, người ta dùng “lễ” để “hạ mình, tôn người”, để biểu đạt lòng chân thành và cung kính của mình đối với người khác. Khổng Tử dạy: “Bất học lễ, vô dĩ lập”, ý nói không học lễ thì sao có thể đứng vững (tồn tại, vững vàng) được? Điều này chứng tỏ người xưa vô cùng coi trọng việc học lễ và hành lễ.

Đối nhân xử thế của người xưa“Lễ” của một người thể hiện ngay từ lời nói, cách chào hỏi

Ngôn từ là phương tiện giao tiếp chủ yếu nhất của con người trong đời sống hàng ngày. Lời nói ra không chỉ thể hiện trí tuệ, sự hiểu biết mà còn thể hiện phẩm chất đạo đức của một người là cao hay thấp.

Đối nhân xử thế của người xưa12 kiêng kỵ khi dùng đũa trong lễ nghi truyền thống

Dùng đũa ăn cơm là truyền thống lâu đời của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Ngày nay, một số lễ nghi cổ xưa trên bàn ăn đã bị mai một và không còn được coi trọng, nhưng đối với người xưa thì việc giáo dục lễ nghi trên bàn ăn là điều nhất định không thể xem nhẹ. Trong cuộc sống hàng ngày thời cổ đại, người xưa rất chú ý đến cách thức dùng đũa, sao cho phù hợp với lễ nghi và tránh phạm phải 12 điều kiêng kỵ dưới đây:

Đối nhân xử thế của người xưa“Tướng đi, tướng đứng, tướng ngồi” trong lễ nghi truyền thống

Tục ngữ cũng có câu: “Trạm hữu trạm tướng, tọa hữu tọa tướng”, tức là đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi. Cử chỉ và dáng điệu của một người mà ngay chính, có lễ thì có thể nói lên người ấy là có giáo dưỡng, đồng thời cũng lưu lại cho người tiếp xúc một sự tin tưởng, một ấn tượng tốt. Trái lại, một người có những hành vi cử chỉ thô lỗ, thất lễ, không tập trung và lỗ mãng sẽ chỉ ra rằng người ấy là không có giáo dưỡng, sẽ gây cho người tiếp xúc một sự phản cảm và coi thường.

Đối nhân xử thế của người xưaĐối đãi với nhau có ân có nghĩa

Trong các mối quan hệ, cách đối nhân của người xưa, “nghĩa” vừa được xem là yêu cầu căn bản, vừa được xem là tiêu chí để đánh giá phẩm chất đạo đức của một người. Người mà không có tín nghĩa thì sẽ không có trước có sau, làm việc không đến nơi đến chốn, không có lòng biết ơn, nói chi đến việc trả ơn?

Đối nhân xử thế của người xưaCổ nhân trọng nghĩa khinh lợi

Ngày nay, mỗi dịp gặp mặt, mỗi dịp tết đến, người ta thường chúc nhau phát tài để thể hiện tấm lòng đối với nhau. Người hiện đại coi trọng tiền tài, của cải như vậy thực sự là khác biệt rất lớn so với quan niệm của người xưa. Quan đại phu Thúc Hướng thấy cảnh nghèo khổ, bần cùng của Khanh đại phu Hàn Tuyên Tử lại vui vẻ chúc mừng. Đó là vì sao?

Đối nhân xử thế của người xưaVì sao phải tu dưỡng “trí”? Người như thế nào mới được xưng là “trí giả” thực sự?

Người không có trí thì sao có thể biết người, hiểu người, phân biệt rõ chính và tà, đạo và phi đạo để kết giao và hành xử?

Đối nhân xử thế của người xưaKhổng Tử giảng: “Vua quan mất tín thì nước suy vong”. Vậy “tín” là gì? Người xưa “tín” như thế nào?

Học trò của Khổng Tử là Tử Cống từng hỏi rằng: “Thưa thầy, thầy chỉ giáo cho con về biện pháp trị quốc”. Khổng Tử nói: “Một là làm cho dân chúng được cơm no áo ấm. Hai là đất nước có quân đội cường mạnh. Ba là lấy được tín nhiệm của thần dân”. Tử Cống hỏi: “Thưa thầy! Nếu bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều kiện trong ấy, thì nên bỏ điều kiện nào trước ạ?”

Đối nhân xử thế của người xưaAnh cả như người cha, chị dâu cả như người mẹ

Người xưa dạy rằng: Anh em hòa thuận thì gia đình không bị tiêu tan. Chị em dâu hòa thuận thì không khí gia đình dễ chịu. Trong nhà có vợ hiền thì lo gì không giàu có. Con cái hiếu thảo thì cha mẹ đâu phải suy ngẫm lại mình…

Đối nhân xử thế của người xưaCổ nhân giảng: “Người trung ngay chính, bất trung thì tà tâm”. Vậy thế nào là ‘trung’ và ‘bất trung’?

Thời cổ đại, “trung hiếu” là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá phẩm đức của một người. Cổ nhân cho rằng, người tràn ngập tư tâm, tà niệm thì tất sẽ bất trung, người trung thành thì tất sẽ ngay chính. “Trung” là tiêu chuẩn đầu tiên để kết giao và là tiêu chuẩn để bậc hiền nhân dùng người.

Đối nhân xử thế của người xưaCổ nhân giảng: Người không có “liêm” thì thứ gì cũng lấy, người không có “sỉ” thì việc gì cũng làm

Một người biết hổ thẹn thì gặp tài vật mới không tham, lâm vào khó khăn mà không bị khuất phục. Người có “liêm” có “sỉ” mới biết khiêm tốn mà thoái nhường,biết lựa chọn giữa lấy hay bỏ. Vô luận là tu dưỡng cá nhân hay là khí tiết của dân tộc thì “sỉ” đều là “người dẫn đường” của lương tri.

Đối nhân xử thế của người xưaVì sao người xưa giữ hiếu đạo 3 năm sau khi cha mẹ mất?

Một lần, Tể Dư tức là Tể Ngã, học trò của Đức Khổng Tử hỏi: “Phục tang ba năm thời gian là quá dài. Phải chăng, thời gian một năm cũng là khả dĩ?” Khổng Tử hỏi lại Tể Dư: “Cha mẹ mất mới một năm, ngươi liền ăn cơm gạo, mặc quần áo gấm, tâm ngươi có thể an sao…?”

1Hôn nhân truyền thống: Hàm nghĩa sâu xa của “ân ái” vợ chồng là gì?

Trong “ân ái” giữa vợ chồng, thì “ân” đứng trước, “ái” đứng sau. Đó đều là có hàm nghĩa rất sâu xa. Vào thời đại mà con người còn xem trọng đạo đức truyền thống thì nam nữ khi chưa vái lạy Trời Đất, tổ tiên, chưa được sự đồng ý của cha mẹ (của người ban ơn) đã sinh sống cùng nhau bị coi là việc trái với luân thường đạo lý, là việc “đại nghịch bất đạo”.

2Hôn nhân truyền thống: Giàu sang không bỏ vợ bần hàn

Một lần, Quang Vũ Đế vì muốn gả chị gái cho Tống Hoằng, nên nói: “Tục ngữ nói: Con người khi sang quý thì đổi bạn, khi giàu có thì đổi vợ. Đây là lẽ thường tình của con người. Khanh có hiểu tâm ý của Trẫm không?” Tống Hoằng đáp: “Thần cũng có nghe nói rằng, người bạn thuở bần tiện là không thể quên, người vợ tào khang là không thể bỏ”. Thời cổ đại, người ta coi việc kết hôn là chuyện của cả đời bởi vì họ tin rằng người nào vứt bỏ và phản bội thệ ước sẽ gặp phải báo ứng.

3Hôn nhân truyền thống: Giữ lời hứa, không thay lòng đổi dạ

Vì sao người hiện đại ngày nay dễ dàng chia tay, dễ dàng phản bội, thay lòng đổi dạ cho dù khi chưa kết hôn họ từng thề hẹn rất nhiều điều? Phải chăng họ không còn xem trọng lời thề ước? Nói lời nhưng không giữ lời? Điều này thực sự là trái ngược hẳn với quan niệm hôn nhân truyền thống của người xưa.

 4Cổ nhân dạy: Biết làm con dâu sẽ không có mẹ chồng ác

Cổ nhân giảng: “Ái nhân giả nhân hằng ái chi, kính nhân giả nhân hằng kính chi”. Tức là mình thương người ta thì người ta thương lại mình, mình kính trọng người ta người ta kính trọng lại mình. Cho nên, đứng trước mâu thuẫn nếu có thể bình tĩnh, dùng thiện tâm thiện ngữ thì cho dù một người không biết phải trái đúng sai cũng sẽ không thể có cớ để làm sự tình trầm trọng hơn lên. Thậm chí thiện tâm có thể biến “chiến tranh thành tơ lụa”. Bởi vì, sức mạnh của tình yêu thương, sức mạnh của “thiện” và “nhẫn” là lớn nhất.

 5Duyên phận vợ chồng do Trời sắp đặt, sức người khó lòng thay đổi

Người xưa cho rằng, nam nữ trong nhân gian, chỉ cần một sợi chỉ hồng của “ông Tơ bà Nguyệt” thắt vào chân thì cho dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ địa vị cao thấp, giàu nghèo khác biệt cũng sẽ đúng thời gian mà gặp nhau, kết duyên làm vợ chồng, cùng dắt tay nhau đi qua quãng đời còn lại. Bởi thế mà chuyện hôn nhân của người xưa phần lớn đều bền chặt, cam tâm tình nguyện với nhân duyên vợ chồng mà ông trời đã sắp đặt.

6Đạo vợ chồng của người xưa: Hoạn nạn có nhau

Vì sao quan hệ giữa vợ chồng thời nay lại ngày càng không được sâu đậm như xưa? Vợ chồng thế hệ trước đều hiểu lễ nghĩa, được tiếp thụ những quy phạm đạo đức của văn hóa truyền thống nên luôn đặt ân nghĩa làm cơ sở trong quan hệ vợ chồng. Cũng bởi vì thế mà tình cảm vợ chồng luôn gắn bó bền chặt, suốt đời không thay đổi, hoạn nạn cũng không xa rời.

1Cổ nhân giảng: Trong nhà có người vợ hiền giống như quốc gia có tể tướng tài đức

“Cổ nhân giảng: “Trong nhà có người vợ hiền lương, giống như quốc gia có vị tể tướng tài đức.” hay cũng nói: “Trong nhà có vợ hiền thì người chồng không gặp họa”. Ngày nay chúng ta cũng thường nghe thấy câu: “Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ.” Quả thực, từ thời xa xưa đến nay có rất nhiều người chồng đạt được những thành công nhất định trong cuộc đời đều là có sự trợ giúp của người vợ hiền.”

1 3Người vợ ‘vượng phu’ theo tiêu chuẩn xưa là người như thế nào?

Một gia đình có hòa thuận, hưng thịnh hay không thì vai trò của người vợ là rất quan trọng. Người vợ vừa là phong thủy của gia đình, giúp chồng thành danh và hóa giải mọi mâu thuẫn giữa các thành viên. Để làm được điều ấy, người vợ cần có 9 tiêu chuẩn…

2 4Khi xảy ra mẫu thuẫn, người trí tuệ xử sự như thế nào?

Nếu chúng ta có thể “biến chiến tranh thành tơ lụa”, đem những sự tình không hay biến thành những điều tốt đẹp thì mỗi ngày đều là một ngày vui vẻ. Vậy như thế nào mới có thể làm được điều ấy? Rất nhiều thời điểm, chỉ cần chúng ta thay đổi một chút ý niệm, nhường nhịn một chút là có thể thay đổi được hoàn cảnh khó khăn hiện tại.

3 3Mẹ chồng, con dâu thời xưa cư xử như thế nào để gia đình luôn hòa thuận?

Cổ nhân giảng: Đạo đức là quy luật của Trời Đất, bổn phận là quy luật của con người. Con người mà đi ngược lại với quy luật thì tất sẽ gặp họa. Con người có Đạo mới có Đức, vô Đạo thì không có Đức, có Đức mới có phúc, vô Đức thì tất sẽ vô phúc. Bởi vậy, Đạo là vô cùng quan trọng, mà Đạo làm người là không thể trái.

4 3Người như thế nào có thể trở thành người chồng tốt theo tiêu chuẩn xưa?

Trong xã hội hiện đại ngày nay, có không ít cô gái lấy điều kiện vật chất làm tiêu chuẩn để tìm ý trung nhân mà lại không coi trọng phẩm chất đạo đức của họ. Điều này hoàn toàn khác biệt so với tiêu chuẩn chọn chồng của nữ nhân thời xưa. Cổ nhân cho rằng, địa vị, tiền tài và của cải không thể là thước đo giá trị của một con người. Phẩm đức đối với một người đàn ông là tối quan trọng, tựa như một loại ánh sáng lấp lánh soi sáng con đường tương lai, điều chỉnh hành vi và cách đối nhân xử thế của họ…

5Luân lý đạo đức làm người và nguyên tắc xử thế căn bản nhất của cổ nhân

Người xưa có câu: “Thiên hữu đạo, tắc nhật nguyệt thanh minh. Nhân hữu đạo, tự nhiên xã hội an trữ”, nghĩa là Trời có đạo thì nhật nguyệt rõ ràng. Người có đạo thì xã hội tất sẽ bình an. Chỉ có người người đều tuân theo sự chỉ dạy của bậc thánh nhân xưa, giữ gìn và khôi phục lại bản tính lương thiện của mình thì thiên hạ mới có thể thực sự thống nhất, nhân loại mới thực sự hòa ái, bình an.

6 115 nguyên tắc đối nhân xử thế để cuộc đời có phúc báo

Mỗi hành vi, cử chỉ, cách ăn mặc, lời nói của một người đều sẽ bộc lộ rõ ra tính cách, phẩm chất, thân phận, tâm tính và góp phần quyết định cuộc đời của người đó. Những yếu tố ấy lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ những thói quen lớn nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Vậy, làm thế nào để hình thành nên những thói quen tốt để có một cuộc đời bình an, tốt đẹp? Dưới đây là 15 nguyên tắc đối nhân xử thế và cũng là những bài học quý giá được cổ nhân đúc kết lại, xin giới thiệu để quý độc giả cùng tham khảo:

7 1Một gia đình có phúc là như thế nào?

Xét về mệnh thì, người già là sao Thiên Đức trong nhà, nên phải lấy đức làm gốc. Cha mẹ là sao Thiên Phúc trong nhà, nên phải lấy chí làm gốc. Vợ chồng là sao Thiên Cát trong nhà, nên phải lấy tình thương yêu làm gốc. Con cái là sao Thiên Quý trong nhà, nên phải lấy hiếu làm gốc. Cháu chắt là sao Thiên Hỷ trong nhà, nên phải lấy thuận làm gốc. Anh chị em là sao Thiên Phụ trong nhà, nên phải lấy nghĩa làm gốc.

8 1Thế nào là một người hiểu lễ, có giáo dưỡng?

Cổ nhân dạy: “Bất học lễ, vô dĩ lập”, ý nói người mà không học lễ thì không thể có chỗ đứng trong xã hội được. Người xưa cho rằng, nhân phẩm của một người, mức độ giáo dưỡng của một người là như thế nào cũng có thể từ lễ mà biểu hiện ra một cách rõ ràng…

Chuyên đề “Đối nhân xử thế của người xưa” sẽ tiếp tục được cập nhật.

An Hòa