Hạt giống là nền tảng của sự sống, cho chúng ta lương thực, làm thuốc và đảm bảo sự sinh tồn của con người. Chúng ta có thể truy tìm dấu vết của bất cứ nền văn hóa nào bằng cách dựa vào cây trồng và hạt giống của nền văn hóa đó.

(ảnh: Pexels)
(ảnh: Pexels)

Theo Viện nghiên cứu Worldwatch, cách đây không lâu, hạt giống là mối quan tâm chủ yếu của người nông dân vì công việc của họ là “sản xuất hạt giống và bảo vệ di sản cây trồng cho xã hội.” Nhưng nay, câu chuyện đã khác..

Từng được coi là tài sản chung, như nước hay không khí, giờ đây hạt giống gần như đã trở thành tài sản riêng của một vài công ty kiểm soát việc cung cấp lương thực toàn cầu.

Nông nghiệp đã tồn tại khoảng 10.000 năm nay hoặc xa hơn nữa, nhưng việc tư hữu hóa hạt giống chỉ gần đây mới xuất hiện. Trong thời gian ngắn đó, sự đa dạng của hạt giống đã bị xóa sổ, nông dân thua lỗ vì chi phí hạt giống tăng… còn các công ty thuốc trừ sâu kiểm soát hầu hết các hạt giống nay lại phát triển rầm rộ.

Theo Worldwatch:

“… vào đầu những năm 1900, chính phủ Hoa Kỳ và Canada bắt đầu phát triển các ngành nông nghiệp quy mô lớn để xuất khẩu, và chỉ dựa vào một số ít loại cây trồng và vật nuôi.

Để tăng tối đa tính đồng nhất và sản lượng, việc nhân giống đã chuyển từ trang trại và vào các trung tâm nghiên cứu tập trung, như các trường đại học được cấp đất của Hoa Kỳ. Việc đa dạng hóa sản phẩm đã đi theo định hướng hàng hóa.

Những tiến bộ khoa học trong những năm 1970 và 1980 đã báo trước một kỷ nguyên mới trong ngành nông nghiệp. Để tăng doanh thu, Monsanto và các công ty hóa-nông khác đã hợp tác đầu tư vào công nghệ di truyền và đi vào hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

Họ đã mua lại các công ty hạt giống truyền thống và cấy những gen kháng thuốc diệt cỏ của họ để tạo thành những giống mới.”

Embed from Getty Images

Mọi việc bắt đầu xuống dốc từ đó…

93% hạt giống đã biến mất trong 80 năm qua

Nếu sống vào năm 1903, bạn có thể tha hồ chọn từ hơn 500 loại cải bắp, 400 loại đậu và cà chua, và 285 giống dưa chuột.

Sau 80 năm, đến năm 1983, số giống cây đó đã giảm mạnh, chỉ có 28 giống bắp cải, 25 giống đậu, 79 giống cà chua, và 16 giống dưa chuột.

Khi so sánh số giống cây những năm 1900 với số hạt giống ở Phòng Thí nghiệm Lưu trữ Hạt giống Quốc gia năm 1983, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng 93% hạt giống đã biến mất chỉ trong vòng tám thập kỷ.

Biểu đồ của National Geographic cho thấy số giống cây ăn quả và rau dường như sắp bị tuyệt chủng. Điều đáng lo ngại hơn là dữ liệu này là hơn 30 về trước, và từ đó đến nay, có lẽ vấn đề này còn nghiêm trọng hơn nữa.

da dang hat giong

Không chỉ giống trái cây và rau quả đang biến mất, Ngân hàng Hạt giống Thiên niên kỷ ước tính 60.000 đến 100.000 loài thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Ngành công nghiệp hạt giống tăng trưởng cùng chi phí hạt giống

Năm 1996, vẫn còn khoảng 300 công ty hạt giống độc lập ở Mỹ. Đến năm 2009, chỉ còn chưa đến 100 công ty. Khi những các loại cây trồng biến đổi gen và các bằng sáng chế cho hạt giống gia tăng, các công ty thuốc trừ sâu đã xâm nhập ngày càng sâu vào ngành hạt giống.

Chỉ 4 công ty hóa chất nông nghiệp đã chiếm tới 43% nguồn cung hạt giống thương mại của thế giới và 10 tập đoàn đa quốc gia nắm giữ 65% hạt giống thương mại toàn cầu cho các loại cây trồng chính. Theo Philip Howard, phó giáo sư của Đại học Bang Michigan:

“Ngành công nghiệp hạt giống thương mại đã trải qua quá trình hợp nhất quy mô lớn trong 40 năm qua, khi các tập đoàn xuyên quốc gia bước vào lĩnh vực nông nghiệp này và mua lại hoặc sáp nhập với các công ty cạnh tranh.

Xu hướng này đi liền với những tác động làm hạn chế cơ hội cho nông nghiệp tái tạo, như giảm lượng giống và giảm tỷ lệ tiết kiệm hạt giống.”

Ông cũng nói thêm: “6 công ty hóa chất / hạt giống lớn nhất [Monsanto, Bayer, Dow, Syngenta, DuPont và BASF] đã tăng các thoả thuận cấp phép chéo để chia sẻ các đặc tính di truyền, tăng cường rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn – vốn không thể tiếp cận những công nghệ đắt tiền này.

Chính sách khó hiểu của chính phủ: ngăn cấm trao đổi hạt giống tại Thư viện Cộng đồng

Hệ thống Thư viện hạt Cumberland ở Pennsylvania đã thiết lập một “thư viện hạt giống” tại Thư viện Công cộng Joseph T. Simpson năm ngoái. Người dân địa phương có thể mượn hạt giống gia truyền vào mùa gieo hạt, rồi trả lại hạt mới vào cuối năm. Thư viện cho rằng hệ thống này sẽ khuyến khích “người dân tự trồng lương thực và có kỹ năng tự sản xuất.”

Mọi việc trong cộng đồng đều ổn… cho tới khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) gửi thư thông báo là họ đã vi phạm Đạo luật Hạt giống năm 2004 về kinh doanh hạt. Để có biện pháp thích hợp, USDA cũng đã cử một quan chức cấp cao và luật sư đến gặp thư viện. Theo báo cáo của Global Research, USDA chỉ làm công việc của họ là ngăn chặn “chủ nghĩa khủng bố nông nghiệp” rơi vào tay người dân trồng cà chua gia truyền trong cộng đồng…

Feds yêu cầu hệ thống thư viện phải kiểm tra từng gói hạt giống thì mới được tiếp tục hoạt động. Đó là điều không thể, nghĩa là, thư viện hạt giống bị đóng cửa. Giám đốc điều hành của Hệ thống Thư viện Cumberland – Jonelle Darr cho biết USDA sẽ “tiếp tục trấn áp những thư viện hạt giống tự thành lập trong tiểu bang.

Trong khi USDA đang bận rộn đóng cửa các thư viện hạt giống địa phương để ngăn ngừa sự thụ phấn chéo, nhiều người đã cáo buộc cơ quan liên bang là con rối của công ty công nghệ sinh học khổng lồ Monsanto, mà chính nó thụ phấn chéo các cây trồng của nông dân với các hạt giống biến đổi gen trên quy mô công nghiệp.

Trên thực tế, việc hoán đổi hạt giống “cũ kỹ” như hoạt động từng có tại Thư viện Công cộng Joseph T. Simpson là một trong những cách tốt nhất để giữ gìn các hạt giống gia truyền, không bị biến đổi gien trong vườn nhà. Bạn có thể tự trồng cùng bạn bè, hàng xóm hoặc câu lạc bộ làm vườn địa phương. Hiệp hội Làm vườn Quốc gia cũng có hoạt động trao đổi hạt giống trực tuyến, như trang web của thư viện này nêu, “dư thừa của người làm vườn này là kho báu của người khác”.

Ủng hộ việc đa dạng hóa hạt giống bằng cách từ bỏ thực phẩm biến đổi gen

Hãy thể hiện quan điểm của bạn qua mỗi bữa ăn. Nó sẽ mang lại sự khác biệt rất lớn và có thể giúp bảo lưu nguồn lương thực của chúng ta cho tương lai. Trên tinh thần ấy, dưới đây là 6 cách bạn có thể giành lại quyền quyết định từ những công ty đang kiểm soát việc cung cấp thực phẩm:

  1. Không mua thực phẩm biến đổi gen đã qua chế biến. Thay vào đó, hãy dùng thực phẩm tươi, chưa chế biến, đặc biệt là trái cây và rau quả, và chất béo lành mạnh từ dầu dừa, quả bơ, thịt của động vật ăn cỏ, sữa và trứng, và các loại hạt thô.
  2. Mua thực phẩm chủ yếu từ chợ nông sản địa phương và/hoặc trang trại thực phẩm hữu cơ.
  3. Nấu ăn ở nhà thường xuyên nhất có thể bằng các nguyên liệu hữu cơ chưa qua chế biến.
  4. Ăn tại các nhà hàng phục vụ món ăn địa phương, dùng thực phẩm địa phương còn tươi và được nấu chín.
  5. Chỉ mua các hạt giống hữu cơ gia truyền, được thụ phấn tự nhiên để trồng trong vườn nhà, kể cả đối với cây cảnh và cây lấy rau quả; hoặc bằng cách trao đổi hạt giống.
  6. Tẩy chay tất cả các hóa chất làm vườn và làm cỏ (phân bón, thuốc trừ sâu…) trừ những loại được Viện Kiểm định Nguyên liệu Hữu Cơ (OMRI) thẩm định, nghĩa là được dùng cho sản xuất hữu cơ.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy tìm xem bộ phim “Seed: The Untold Story” (Hạt giống: Câu chuyện chưa kể) được phát hành vào năm 2015.

Tác giả: Ts. Mercola,
Phong Trần biên tập

Xem thêm: