Trên núi Rushmore có tạc tượng của 4 vị cựu Tổng thống Mỹ. Ngày 3/7, trước ngày kỷ niệm 244 năm Quốc khánh Mỹ, ông Trump đã đến núi Rushmore tại bang Nam Dakota. Trong một buổi tối vô cùng quan trọng đối với nước Mỹ và toàn thế giới, ông là vị Tổng thống thứ 5 trên núi Rushmore.

Núi Rushmore nổi tiếng của Mỹ, từ trái qua phải là các cựu Tổng thống Mỹ: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. (Ảnh: Jess Kraft / Shutterstock).
Núi Rushmore nổi tiếng của Mỹ, từ trái qua phải là các cựu Tổng thống Mỹ: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. (Ảnh: Jess Kraft / Shutterstock).

Tượng điêu khắc 4 vị Tổng thống này là do 400 công nhân, mất 14 năm (từ năm 1927 – 1941) mới hoàn thành, tạc trên khối đá 450.000 tấn, một công trình lớn thế này, may mắn là chưa từng xảy ra một tai nạn chí mạng nào và đó là thời đại tinh thần Mỹ vẫn chưa bị xâm thực.

Nhưng hiện nay, lại là thời khắc khảo nghiệm tâm linh người ta, và vẫn còn 4 tháng nữa mới đến bầu cử Tổng thống. Hiện tại, một bên là virus Trung Cộng (virus corona mới, virus viêm phổi Vũ Hán) vẫn đang lây lan, một bên là những người phe cực tả Marxist, kìm kẹp sự thâm nhập ý thức hệ của thế giới tự do trong 60 năm qua, đang làm rối loạn, kích động sự chia rẽ xã hội Mỹ, bôi nhọ lịch sử nước Mỹ, muốn một phát lật đổ chế độ tự do 244 năm của Mỹ.

Trên quốc tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cưỡng chế thông qua Luật An ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông, không tiếc mọi giá triệt để chôn vùi ‘một quốc gia hai chế độ’ của Hồng Kông, lại càng không che đậy dã tâm đối đầu với thế giới tự do. “Cộng đồng nhân loại chung vận mệnh” mà  ĐCSTQ đặc biệt chế ra, đã xảy ra va chạm với và giá trị phổ quát của xã hội tự do.

Trong thời khắc quan trọng quyết định hướng đi của nhân loại này, ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo? Người đó sẽ dựa vào tư cách gì để được lựa chọn trở thành Tổng thống Mỹ?

Năm 1992, ông Bill Clinton tranh cử Tổng thống, khi đó đội ngũ tranh cử của ông có một câu: “It’s the economy, stupid” (Là kinh tế, đồ ngốc). Cùng theo việc trúng cử của ông Clinton, câu này đã trở thành danh ngôn, dường như được người ta coi là chân lý. Sau đó, nước Mỹ trải qua nhiều lần bầu cử tổng thống, từng ứng cử viên đều dùng lá bài kinh tế, dường như vị trí tổng thống này chính là cần phải dùng tốt lá bài kinh tế, thì mới có thể “mua được” phiếu bầu từ cử tri.

Trước đó Tổng thống Trump dường như cũng chưa thể hoàn toàn “ngoại lệ”, trước lúc trận ôn dịch lần này đến ập đến nước Mỹ, tại cuộc mít tinh tranh cử, ông cũng nổi bật nhấn mạnh con số kinh tế. Ông tiến hành chiến tranh thương mại với ĐCSTQ, mục đích ban đầu chỉ là muốn uốn nắn lại mối quan hệ thương mại không đối đẳng, ông cho rằng Mỹ có thể trở thành đối tác thương mại lâu dài với ĐCSTQ, chỉ cần ĐCSTQ nguyện ý ngừng hành vi kinh tế lưu manh trước đó.

Tuy nhiên, gốc rễ quốc vận của nước Mỹ, không phải là đến từ kinh tế và kim tiền trong cõi trần tục. Hàng loạt sự việc lớn xảy ra vào năm 2020, cũng thúc đẩy ông Trump đi về phía trước và thăng hoa.

Chỉ cần nhìn vào hai vị lập quốc trên núi Rushmore, vị Tổng thống thứ nhất là ông Washington và vị Tổng thống thứ ba là ông Jefferson. Nếu kinh tế và kim tiền là nhân tố quyết định, vậy thì họ sẽ không buông bỏ cuộc sống dư giả vật chất và gia đình hạnh phúc, để mạo hiểm một khi thất bại sẽ trở thành kẻ phản quốc và bị treo cổ, để đi đối mặt với sức mạnh quân sự mạnh nhất thế giới thời điểm đó.

Nếu có thể bị kim tiền hoặc quyền lực lay động, ông Washington sẽ không chủ động từ bỏ quyền lực Tổng Tư lệnh Lục quân sau khi chiến tranh độc lập thắng lợi, sau đó lại tiếp tục chủ trì triệu tập hội nghị lập hiến trong lúc quốc gia trong nguy nan mới, và sau 8 năm làm Tổng thống, ông lại trở về làm một công dân bình thường. Ông vốn có rất nhiều vốn liếng để trở thành một vị độc tài quân sự, nhưng nếu là như thế này, thì trên thế giới sẽ không còn có nước Mỹ sau này.

Nếu tâm bị lợi ích thế tục trói buộc, ông Jefferson cũng sẽ không viết ra Tuyên ngôn Độc lập làm rung động tâm can: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự đồng ý của nhân dân,…”.

Những câu này trong Tuyên ngôn Độc lập, là linh hồn của tinh thần Mỹ, trong thời khắc nó sinh ra, nước Mỹ không phải là một quốc gia trong thế tục, bởi vì giá trị nước Mỹ không phải là giá trị thế tục.

Tối ngày 3/7, Tổng thống Trump ở trên núi Rushmore, trong phát biểu ông nói đến thời lập quốc của nước Mỹ: “Khi họ nói ‘tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”, họ đã tuân theo một chân lý thiên ý, điều này thay đổi thế giới một cách vĩnh viễn. Đây là câu nói bất hủ, khởi đầu cho sự tiến quân đến thế giới tự do không thể ngăn cản được. Những người lập quốc của chúng ta can đảm tuyên bố, chúng ta đều có quyền lợi mà Thần trao cho, là Sáng thế chủ trên Thiên đàng của chúng ta trao cho chúng ta. Đây là Thượng đế cho chúng ta, chúng ta vĩnh viễn sẽ không để cho bất cứ ai lấy đi, vĩnh viễn không.”

Về phong trào hiện đang xảy ra tại Mỹ hiện nay, trong phát biểu của mình, ông Trump rằng: “Không nghi ngờ gì, cuộc Cách mạng Văn hóa phe cánh tả này là muốn lật đổ cuộc cách mạng của Mỹ [244 năm trước]. Làm thế này, họ sẽ phá hủy nền văn minh này, mà nền văn minh này đã cứu vãn hàng tỷ người thoát khỏi nghèo khó, bệnh tật, thoát khỏi văn minh bạo lực và đói khát; đây là nền văn minh thành tựu và đưa nhân loại tiến bộ đến mức chưa từng có.”

Từ lời của ông Trump có thể thấy, ông hiểu được linh hồn sở tại của tinh thần nước Mỹ, cũng hiểu được nguy hiểm mà nước Mỹ đối mặt là như thế nào.

Ai có thể được lựa chọn thành vị tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo của quốc gia đặc thù này? Dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Mỹ, nhưng quyết định đến kết quả tổng tuyển cử lần này, lại không phải là những con số về kinh tế.

Nước Mỹ là một quốc gia do trời chọn, trong thời khắc quan trọng quyết định quốc vận của nước Mỹ, ai càng ít bị lợi ích kinh tế trói buộc, càng có thể trở về giá trị lập quốc của Mỹ, thì người đó càng có tư cách được lựa chọn trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo.

Hạ Văn
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

Xem thêm: