Gần đây, nhà văn bất đồng chính kiến ​​​​người Mỹ Dư Kiệt đã đăng một bài viết trên một diễn đàn tại hải ngoại có tựa đề Cuộc biểu tình giấy trắng là một cuộc nổi dậy muộn màng”, trình bày đánh giá của ông về phong trào này.

p3252421a721495742
La Quán Thông (Hồng Kông) đã nhận được rất nhiều lời xin lỗi từ những người thức tỉnh trong Phong trào Giấy trắng. (Ảnh chụp màn hình Twitter)

Trong đó, đặc biệt đề cập rằng phần lớn những người đã thức tỉnh trong Phong trào Giấy trắng là những người trẻ tuổi. Ông hy vọng sau khi xin lỗi những người biểu tình ở Hồng Kông, họ sẽ chuyển từ tự do sang độc lập, thay vì quên đi nỗi đau sau khi vết sẹo đã lành và lại “sà vào vòng tay của đảng (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ)”.

Bài báo khẳng định trong hơn 30 năm sau vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, chưa bao giờ có một cuộc biểu tình toàn quốc với các yêu cầu chính trị mang tính phổ quát ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự phát triển về tư tưởng của những người kháng nghị trong các cuộc biểu tình giấy trắng ngày nay, và sự triệt để của cuộc phản kháng đã có dấu hiệu vượt qua phong trào dân chủ Thiên An Môn.

Ví dụ, các bài phát biểu và khẩu hiệu của sinh viên và công dân đều rất ấn tượng. “Anh Siêu nhân Trùng Khánh” nói: “Trên đời này chỉ có một căn bệnh, đó là thiếu tự do và nghèo đói, và hiện giờ chúng ta đã có tất cả!”

Anh hét lên: “Tự do hay là chết!” Người dân hô vang khẩu hiệu: “ĐCSTQ hạ đài.” Họ không chỉ phản đối zero-COVID, mà còn phủ nhận toàn diện hơn tính hợp pháp của ĐCSTQ cầm quyền.

Bài báo đặc biệt chỉ ra rằng trong 30 năm qua, sự phản kháng của nhóm thanh niên Trung Quốc này cũng muộn hơn so với sự phản kháng của người Hồng Kông. Nhiều người trong số họ đã chế giễu và chỉ trích những người biểu tình ở Hồng Kông.

Bài báo trích dẫn lời thú nhận của một “tiểu phấn hồng” (những thanh niên yêu nước mù quáng) đã được lan truyền trên Internet. Một sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Anh đã viết:

“Năm 2019 là năm của các cuộc diễu hành ở Hồng Kông. Cuộc diễu hành lớn nhất là khi ga tàu điện ngầm bị phóng hỏa. Tình cờ hôm đó tôi cũng có mặt ở Hồng Kông vì tham gia kỳ thi SAT.

Lúc đó tôi đang ở trung tâm. Tôi nghe thấy âm thanh của một ‘thanh niên vô dụng’ ở tầng dưới trong phòng khách sạn, mạnh mẽ, rồi gửi tin nhắn cho bạn mình: ‘Bạn nghĩ xem có phải họ ăn no rồi rửng mỡ không, không biết còn sinh chuyện gì nữa, đúng là sống sung sướng quá mà.’

Sáng hôm sau, họ đập phá một số cửa hàng lớn và đốt ga tàu điện ngầm vào lúc nửa đêm, vì vậy tôi không thể đi dự thi, phải thu dọn vali và chạy như điên ra ngoài đường.

Hôm đó kỳ thi SAT bị hoãn. Tôi cũng phát ngán với nhóm người đã gây khó khăn và rắc rối cho mình. Đến bây giờ tôi mới hiểu rằng mình đã quỳ gối quá lâu, và không hiểu rằng những gì họ đang yêu cầu chỉ là những quyền cơ bản với tư cách là một con người.

Nhìn vào đầm lầy trước mắt, tôi thừa nhận rằng đây là cái giá tôi phải trả cho việc làm một con lợn an phận, thờ ơ, từng bàng quan với cảnh ngộ của giống nòi.

Nếu có thể nói chuyện với chính tôi cách đây 3 năm, tôi muốn hỏi mình rằng ‘Liệu bạn còn gọi những người Hồng Kông đó là những thanh niên vô dụng nữa không? Còn bây giờ bạn nên gọi mình là gì?’”

Fipdz2HXoAEzMwM
Người Hồng Kông ủng hộ Phong trào Giấy trắng tại Đại Lục. (Ảnh: Twitter @whyyoutouzhele)

Theo phân tích của bài báo, từ đoạn độc thoại nội tâm này, có thể thấy tác giả sinh ra trong một gia đình được hưởng lợi trong quá trình tự do hóa kinh tế đang biến dạng của Trung Quốc thời hậu Đặng. Cha mẹ họ có khả năng chu cấp tài chính cho con sang Hồng Kông thi cử và đi du học.

Họ là những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình trung lưu yên ấm, hoàn toàn không biết gì về những bất công đang đồng loạt diễn ra ở Trung Quốc. Họ sống trong một “thế giới ảo”, nên khó có thể “đồng cảm và thấu hiểu” với phong trào chống lại cường quyền ở Hồng Kông.

Ba năm sau, khi búa rìu của ĐCSTQ giáng xuống đầu tầng lớp này, họ mới nhận ra rằng họ không phải là những bông hoa mẫu đơn cao quý, mà là những “đám rau hẹ” (trồng để thu hoạch) đáng thương dưới sự thương xót của đảng.

Vì vậy, họ lên đường tìm kiếm sự thật, nói lên sự thật và bảo vệ các quyền cơ bản của cá nhân. Không bao giờ là quá muộn, dẫu “mất bò mới lo làm chuồng”, nhưng đã chậm vài bước, mà muốn bắt kịp thời đại, thì cần nhanh nhẹn hơn.

Không chỉ với Hồng Kông, bài báo còn liệt kê những lời xin lỗi công khai của người khác tới người Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương mà họ từng thù địch trong quá khứ.

Có người viết: “Cười nhạo Hồng Kông năm 2019, phỉ báng Hồng Kông năm 2020, thấu hiểu Hồng Kông năm 2022, noi theo Hồng Kông năm 2022. Xin lỗi người Hồng Kông, người Đài Loan, người Tây Tạng, người Tân Cương”.

Có người viết: “Ba năm trước tôi vẫn nghĩ họ bị bệnh, lúc đó tôi vẫn chưa thức tỉnh. Tôi rất muốn xin lỗi họ. Đấu tranh cho quyền lợi của chính mình là điều dũng cảm nhất. Nghĩ lại trước đây tôi thật ngu ngốc. Lúc đó tôi không biết cách vượt tường lửa (kiểm duyệt Internet), cũng không nhìn thấy thế giới muôn màu, tôi đã bị tẩy não”.

Có người còn than thở: “Không tỉnh táo thì phải trả giá cho việc không tỉnh táo. Khi người dân Hồng Kông đấu tranh cho tự do, chúng ta đã để truyền thông trong nước thao túng dư luận mà không lên tiếng bênh vực họ. Vì vậy, bây giờ, tôi biết ơn bất kỳ tiếng nói ủng hộ, không so đo nào ở Hồng Kông, đồng thời cũng cảm thấy rất xấu hổ, cảm ơn ác bạn.”

Bài viết cho rằng những lời này đều xuất phát tự đáy lòng, hy vọng họ sẽ ghi nhớ những lời mình nói, đừng “lành sẹo là quên đau” chỉ vì chính quyền nới lỏng zero-COVID, và ít lâu sau lại bắt đầu “sà vào lòng quốc đảng”, tiếp tục hát bài “Con không chê mẹ xấu“, và trở lại vị trí của mình như một chiến binh sói.

Cuối cùng ông Dư Kiệt hy vọng cuộc biểu tình giấy trắng lần này nó có thể được duy trì và bình thường hóa, tạo thành một phong trào giác ngộ tinh thần và thức tỉnh tâm linh, “cùng gió lẻn vào màn đêm, âm thầm tưới nhuần vạn vật”, để 2 khái niệm “Tự do” và “Độc lập” trân quý như kim cương ăn sâu vào trái tim của người dân Trung Quốc.

Hòa Tử
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)