Nếu được nói thẳng thì thật buồn phải nói rằng người Việt đa số không biết thảo luận và tranh luận.

tranh luận, tổng thống kenedy, tổng thống nicxon
John F. Kennedy và Richard Nixon trong một cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên trên truyền hình Mỹ, năm 1960. (Ảnh: James Vaughan/Flickr)

Trong thảo luận và tranh luận cần nhiều tiền đề. Tiền đề số một là phải biết nghe và nói. Tiền đề số hai là tôn trọng luật chơi. Tiền đề số ba là tôn trọng đối thủ và tôn trọng chính mình.

Nhưng người Việt ta rất thích cãi nhau và rất giỏi cãi nhau. Cãi nhau nghĩa là đánh nhau ngoài đường phố. No rule! Không nguyên tắc! Cứ phang thật lực, vớ gì phang nấy, bạ chỗ nào đập chỗ đấy, oánh tập thể hay đánh trộm đều được hết. Đối phương tay không ta cứ vác đủ thứ ra mà pheng!

Có lần, ngồi cà phê có một vị giáo sư thở dài bảo tôi rằng “tôi rất ngại tranh luận trên mạng không phải vì cao ngạo mà tôi sợ…”. Ý ông là ông sợ đối phương đưa đủ thứ bẩn thỉu vào. Thế giới của ông nó vô trùng, ông sợ mấy thứ đó.

Tôi bảo, chính vì ông sợ nên họ mới làm như vậy chứ nếu ông thản nhiên cứ để họ quẳng ra rồi nhận lại thì họ chán thôi. Ông cười bảo: “Tôi già rồi, mệt”.

Một nguyên nhân quan trọng làm cho người Việt không biết thảo luận, tranh luận là vì không được học. Cả đời đi học chỉ biết cắm cúi nghe, ghi chép, ghi nhớ, tin và trả bài. Đa phần thầy cô không cho phép học sinh hỏi, nghi ngờ và tranh luận.

Đấy là cách dạy tạo ra những người vừa hèn kém trong tư duy vừa cực đoan trong tư tưởng – một thứ tư tưởng nghèo nàn và trống rỗng.

Ngay trên mạng xã hội Facebook có nhiều người về mặt con người cũng tốt nhưng họ không biết đối thoại, thảo luận. Họ viết văng mạng, ai cãi lại thì họ chửi hoặc đuổi. Dù sao đó chỉ là trong không gian “nhà” họ. Nhưng, nếu họ có năng lực hay quyền lực đối với một phạm vi ngôn luận rộng hơn thì đó sẽ là một mối nguy cho cộng đồng, nhất là cho những người yếu thế.

Dưới đây có thể tham khảo cách thức tranh luận trong giáo dục Nhật Bản.

Thảo luận và tranh luận (Debate)

Giờ học thảo luận ở đó học sinh sôi nổi đưa ra các ý kiến xung quanh vấn đề xã hội là hình thái mới được phổ cập rộng rãi trong môn Xã hội ở vào thời kì đầu ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tuy nhiên, do nó đòi hỏi việc giáo dục năng lực thảo luận của học sinh và năng lực tóm tắt các điểm thảo luận của giáo viên nên việc thực hiện giờ học thảo luận rất khó khăn.

Vào khoảng năm 1990 (năm Heisei thứ 2), trào lưu coi trọng thảo luận đã lan rộng và “debating” được coi trọng và đưa vào giờ học. Debate được dịch là thảo luận thông thường nhưng nó chỉ việc tranh luận bằng diễn thuyết từ hai lập trường đối lập và là “cuộc đại tranh luận có quy tắc”, “cuộc đua tranh thể thao trí tuệ”.

Khi Fukuzawa Yukichi dịch “debate” thì nó có ý nghĩa là cuộc tranh luận giống như bây giờ, và diễn thuyết (speech) được coi là hoạt động của một người. Cùng với quá trình trưởng thành của nền dân chủ Nhật Bản, debate đã dần thu hút được sự chú ý rộng rãi.

Bằng “debate”, sự tranh luận của học sinh sẽ được tổ chức theo kế hoạch của giáo viên và với giáo viên, “debate” sẽ trở thành phương pháp giáo dục ở đó “sự hấp dẫn của môn Xã hội nằm ở tranh luận”.

Bốn điều kiện của “debate”

Quy tắc của “Đại tranh luận có quy tắc” là bốn điều kiện sau:

(1) Quyết định đề án (chủ đề) tranh luận

(2) Chia thành hai đội ủng hộ và phản đối đề án

(3) Tiến hành tranh luận theo quy tắc đã định (*)

(4) Quyết định thắng bại bằng phân định ở thời điểm cuối cùng.

(*) Quy tắc tiến hành (tham khảo)

Phía ủng hộ lập luận 2 phút và phía phản đối hỏi 2 phút.

  1. Phía phản đối lập luận 2 phút và phía ủng hộ hỏi 2 phút
  2. Phe ủng hộ và phe  phản đối tranh luận lần 1 trong vòng 2 phút
  3. Phe ủng hộ và phe phản đối tranh luận lần 2 trong vòng 2 phút.
  4. Phe ủng hộ và phe phản đối tóm tắt lại luận điểm của mình (mỗi đội 2 phút).
  5. Sau khi thẩm định 5 phút, học sinh đưa ra phán quyết

(Hai đội tranh luận mỗi đội có từ 4-6 người, số học sinh còn lại trở thành trọng tài đưa ra phán quyết).

(Cần có thời gian thích hợp cho chuẩn bị và thời gian tác chiến)

Khi thảo luận thì từng người sẽ đưa ra ý kiến về chủ đề và người chủ trì sẽ chỉnh lý các luận điểm. Điều này nhắm tới việc nhận thức truy tìm sự đồng thuận thông qua trao đổi từ nhiều quan điểm khác nhau.

Trong tranh luận (debate) thì chủ đề tranh luận là phương án giải quyết vấn đề cụ thể (ví dụ như: nên giảm tỷ lệ sử dụng năng lượng hạt nhân) và ở đó sẽ tranh luận triệt để với lập trường đối lập và đưa ra phán quyết cuối cùng. Từ quan điểm cố định phương án mà có thể đi tới chỉnh lý, so sánh, tham chiếu.

Hai kiểu thảo luận, tranh luận nói trên đều hữu dụng tùy theo từng trường hợp. Thảo luận sẽ thích hợp với quá trình  tìm kiếm biện pháp giải quyết vấn đề hay tạo ra phương án giải quyết thích hợp cuối cùng còn “debate” hữu ích cho việc xem xét tính đúng-sai của sự chuyển đổi phương châm lớn. Với tư cách là tình huống thì thảo luận dễ sử dụng ở đầu các tangen với thảo luận nhóm còn “debate” thì thích hợp  khi kết thúc tangen với thảo luận toàn lớp học.

Cạnh tranh “debate” và học tập “debate”

Ở Mỹ có rất nhiều các cuộc diễn thuyết và các cuộc đua tranh thảo luận, diễn thuyết, tranh luận. Trong đó có tranh luận “debate” nhằm đánh bại triệt để ý kiến của đối phương. “Debate” được dạy ở trong giờ học nhưng ở trong môn Xã hội thì do sự đối lập xã hội sâu sắc “debate” đã không được tiến hành mà chỉ có thảo luận.

Xu hướng thảo luận ở xã hội Nhật rất yếu nhưng do sự cá biệt hóa ở học sinh tiến triển cho nên yêu cầu lắng nghe ý kiến của bản thân đặt ra mạnh mẽ và vì vậy học sinh nhiệt tình tham dự “debate”. Đây là học tập “debate” và nếu như có công phu sáng tạo phù hợp với tình hình giờ học và học sinh, nó sẽ trở thành cuộc tranh luận. Nếu như tranh luận không phải là cuộc đua tranh mà là một loại học tập tranh luận và học sinh thích thú với sự tranh luận dựa trên hai lập trường đối lập, thì tranh luận sẽ giáo dục được sự khoan dung và tầm nhìn rộng lớn. Trung tâm của môn Xã hội không phải chỉ là giáo dục năng lực tư duy lô-gic hay năng lực điều tra mà nó cũng cần phải tìm kiếm các giờ học cộng đồng ở đó học sinh tham gia một cách chủ thể (có tính chủ thể).

Sự song hành giữa tính chủ thể của học sinh và tính chủ thể của giáo viên

Hiệu quả giáo dục lớn nhất của “debate” nằm ở chỗ một khi khơi gợi được tính chủ thể của học sinh thì nó sẽ tạo ra sự kết hợp với tính chỉ đạo của giáo viên. Điều này có thể thấy khi nhìn vào một loạt cấu tạo học tập trước và sau “debate”. Trong giờ học sự tranh luận giữa học sinh diễn ra sôi nổi nhưng trước và sau khi tranh luận sự trợ giúp của giáo viên là rất cần thiết.

Trong thời gian tranh luận, giáo viên đóng vai trò là người chủ trì. Giáo viên không can thiệp vào cuộc tranh luận gay gắt giữa hai đội học sinh mà chỉ đóng vai trò là người chủ trì điều hành cuộc tranh luận. Do có thắng và thua nên học sinh nhiệt tình tranh luận. Khi cuộc tranh luận lên cao trào, trong số học sinh ngồi nghe kể cả những học sinh có mối quan tâm thấp cũng cảm thấy thú vị và cảm thấy ngạc nhiên trước sự nghiêm túc trong tranh luận của bạn. Khi học sinh đưa ra phán quyết sẽ tính toán đến cả việc luận điểm của các đội có dễ hiểu đối với học sinh ngồi nghe hay không. Vì vậy, tranh luận hoàn toàn là học tập do học sinh làm chủ thể. So sánh với học tập phát biểu, sự căng thẳng của học sinh diễn thuyết cao hơn, học sinh ngồi nghe cũng tham dự nhiệt tình và độ tập trung cao.

Sự thành công của cuộc đua tranh luận phụ thuộc quyết định vào  việc đề ra vấn đề tranh luận. Tiếp theo, nó phụ thuộc vào việc giáo viên dạy học sinh các tri thức cơ bản và cách diễn thuyết trong quá trình chuẩn bị, sự trợ giúp thích hợp của giáo viên dành cho học sinh khi đưa ra chủ trương và phản biện. Trong quá trình nhìn lại tranh luận sau khi tranh luận, giáo viên cần thuyết minh về những điểm cần bổ sung trong luận điểm chủ trương, chính lý các luận điểm chủ trương và phản biện để làm sâu sắc thêm vấn đề tranh luận.

Cho dù giáo viên tiến hành giải thích về các hiện tượng xã hội phức tạp đi nữa thì một khi nó không phải là ngôn ngữ của học sinh thì học sinh sẽ rất khó hiểu. Bằng việc học sinh tự mình đưa ra ý kiến tranh luận, học sinh sẽ hiểu được dễ dàng các vấn đề xã hội ở xung quanh mình. “Debate” chính là học tập ở đó có sự tham gia xã hội vào các vấn đề chính sách hiện thực và là học tập với tính chủ thể cao độ của học sinh. Nếu như bố trí được các chủ đề tranh luận có liên quan đến kế hoạch học tập cả năm, giáo viên sẽ vừa làm sâu sắc nhận thức xã hội vừa giáo dục được phẩm chất công dân cho học sinh vừa giáo dục học sinh biết thưởng thức tranh luận.

Nguyễn Quốc Vương

Dịch từ “Từ điển Giáo dục môn Xã hội” (Gyosei, 2000)

Đăng theo Facebook Nguyễn Quốc Vương, Blog Người bán sách rong. 

Xem thêm: