Có một hố sâu ngăn cách giữa người Hồng Kông và người Trung Quốc Đại Lục bắt nguồn từ thực tế rằng người Hồng Kông coi họ là con cháu Trung Hoa nhưng không thừa nhận mình là người Trung Quốc. Trong khi cả hai cùng chung huyết thống và mối quan hệ văn hóa 5.000 năm, nhưng 70 năm dưới sự cai trị độc tài chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Đại lục với các cuộc vận động như Cách mạng Văn hóa, Đại nhảy vọt…, còn Hông Kông dưới nền pháp trị minh bạch của Anh và quốc tế đã cho thấy sự phân kỳ rõ rệt.

Hơn 100 ngày qua Hồng Kông chìm trong sự hỗn loạn, ngột ngạt bởi khói cay, lửa cháy, nước vòi rồng, thậm chí súng đã nổ và có người đã gục, nhưng Sự bế tắc giữa một bên là những người biểu tình Hồng Kông ủng hộ dân chủ và một bên là những người Trung Quốc Đại Lục đã tạo ra một hố sâu ngăn cách khó phân giải. Vậy điều gì đã tạo ra sự khác biệt ấy giữa những con người cùng chung một dòng giống? Để có được câu trả lời chính xác, hãy cùng Trí Thức VN nhìn lại một cách xuyên suốt từ một thời kỳ bi thương trong lịch sử Trung Quốc đương đại cho đến hiện tại để hiểu được vì sao người Hồng Kông không nhận mình là người Trung Quốc Đại Lục.

Hong Kong vs China smallBài 1: Tà biến nhân tâm người Trung Quốc

Dòng sông Tiêu hiền hòa tuôn chảy từ những ngọn núi ở miền nam Trung Quốc rồi đổ vào một vùng đồng bằng nhỏ hẹp, nơi có những cánh đồng và làng mạc của người thiểu số Dao. Từ đây, dòng Tiêu uốn khúc rẽ nhánh thành 63 con lạch và dòng suối chảy vào lưu vực. Hơn 50 năm trước, dòng sông này đã phải vận chuyển một loại “hàng hóa” ghê rợn: Xác người nổi lềnh phềnh…

Hong Kong vs China small 2Bài 2: Người Hồng Kông không phải người Trung Quốc Đại Lục

Ước muốn bảo vệ, củng cố quyền tự trị và tự do của 7,5 triệu người Hồng Kông trước cỗ xe lu khổng lồ gần 1,4 tỷ đồng hương Đại Lục do ĐCSTQ kiểm soát đã khiến cả thế giới chú ý, ngạc nhiên, tôn trọng và ngưỡng mộ. Một điều dễ nhận thấy là không chỉ đòi quyền tự chủ cho Hồng Kông, cuộc biểu tình thu hút mọi tầng lớp người dân Hương Cảng cũng chính là để chống lại sự xâm nhập của thứ văn hóa cộng sản giả dối đến từ Đại Lục đang tấn công vào nền tư pháp và dân chủ ở xứ này…

Bài 3: Hai thế kỷ khác biệt

Hồng Kông và Trung Quốc đã trải qua hai thế kỷ rất khác biệt. Một bên là những người sinh ra, trưởng thành và được giáo dục trong xã hội tự do dân chủ kiểu phương Tây mà vẫn bảo lưu văn hóa truyền thống Trung Hoa, và một bên là quản trị xã hội theo phương cách thống trị độc đảng không có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận hay tự do tín ngưỡng. Một bên là nỗi lo ngại những giá trị nhân văn và pháp quyền vốn đã hình thành bền vững tại hòn đảo nhỏ bé sẽ ngày một hư hao, và một bên là nỗi lo ngại nếu không có biện pháp kiểm soát thì mối quan hệ “một quốc gia, hai chế độ” sẽ đồng sàng dị mộng…

Untitled 1 Recovered 3 SMALLBài 4: Hồng Kông: Dũng khí niềm tin

Hơn 100 ngày qua, Hồng Kông đã trở thành tiêu điểm của truyền thông thế giới. Không hẳn bởi Hồng Kông là trung tâm tài chính thế giới, cũng không hẳn vì Hồng Kông là một phần của lãnh thổ Trung Quốc đang rối ren trong cơn khủng hoảng nội tình, mà chính bởi “Tinh thần và Khí phách” của người Hồng Kông. Những người con của xứ Hương Cảng – khi đối mặt với gậy gộc, súng ống, lựu đạn cay, và vòi rồng cũng như cùng lúc phải hứng chịu các dòng chữ thóa mạ, vu khống trên hầu hết các mặt báo của ĐCSTQ – vẫn kiên trì, nhẫn nại và ôn hòa đòi quyền tự do và tự quyết cho mình…

Bài 5: Đối diện khủng bố, người Hồng Kông ngẩng cao đầu

Sau 22 năm giành được quyền kiểm soát xứ Hương Cảng, chính quyền ĐCSTQ nhận kết cục cay đắng khi cả linh hồn và thể xác của người Hồng Kông vẫn luôn muốn thuộc về những gì của Hồng Kông trước năm 1997: Một xã hội nhân bản đề cao những giá trị của Tự do ngôn luận, Tự do tín ngưỡng, Pháp quyền, Minh bạch – di sản của các nhà “cai trị” Anh quốc. Và trên hết, Hồng Kông là mảnh đất của những người có Đức tin, dám đương đầu với dối trá và bạo lực của Tà ác để đưa Sự thậtCông lý trở lại mảnh đất của họ…

Stand up for HK smallBài 6: Im lặng trước cái Ác đồng nghĩa một thế giới đã chết
Văn hóa Trung Hoa cổ xưa rất coi trọng khí tiết, nhân cách. Dưới sự thống trị bạo lực của ĐCSTQ suốt 70 năm, người Trung Quốc trở nên hoặc yếu nhược, sợ hãi, hoặc hung bạo, cực đoan. Nhưng vẫn còn rất nhiều nhân sĩ vì SỰ THẬT, lẽ phải đã không màng sự an nguy của bản thân để vạch trần tội ác và đấu tranh đến cùng với văn hóa dối trá của ĐCSTQ. Những Đàm Hách Thành, Cao Trí Thịnh… ở Đại Lục và các cuộc biểu tình liên miên diễn ra trong nhiều tuần của người dân Hồng Kông đã minh chứng cho điều đó…

Anh Minh