Những đám cháy rừng Amazon là do con người gây ra.

Trong một vài tuần qua, hàng nghìn đám cháy đã xuất hiện ở khắp rừng mưa nhiệt đới Amazon, hủy diệt thảm thực vật, cây cối và động vật sinh sống trong đó.

Từ ngày 15/8, hơn 9500 đám cháy mới đã bùng phát khắp Brazil, chủ yếu ở khu vực lòng chảo Amazon. Các ngọn lửa và khói đen dày đặc đi kèm – có thể nhìn thấy từ ngoài không gian. Vệ tinh của NASA cho thấy mức độ nghiêm trọng của tai họa này.

Theo tổ chức Theo dõi Rừng Thế giới (Global Forest Watch), đã có hơn 109.000 báo động cháy ở Brazil từ ngày 13 đến 21/8.

chay rung amazon brazil 1
Bản đồ cho thấy các đám cháy xuất hiện từ ngày 13/8/2019 (Ảnh: Global Forest Watch)

Một năm có số lượng đám cháy kỷ lục ở Brazil

Cho đến nay, các nhà khoa học đã ghi nhận được hơn 74.000 đám cháy ở Brazil trong năm 2019 – gần gấp đôi con số 40.000 của năm 2018.

Bang lớn nhất của Brazil – Amazonas – đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 19/8.

Các đám khói dày đặc từ cháy rừng Amazon đã lan ra từ bang Amazonas tới bang Pará và Mato Grosso lân cận, thậm chí che phủ mất Mặt trời ở thành phố São Paulo cách xa đó hơn 2000 dặm.

Việc phá rừng gây thảm họa cho rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới

Tháng 7/2019, rừng Amazon đã hứng chịu thiệt hại to lớn. Theo The Guardian, diện tích rừng bị mất là khoảng 1345 km vuông, tương đương 70% diện tích của Hà Nội.

Dữ liệu từ vệ tinh Brazil cho thấy trong tháng 7, cứ mỗi phút trôi qua, số cây bị mất tương đương với 3 sân bóng đá.

chay rung amazon brazil 3
Ảnh vệ tinh của tổ chức NOAA cho thấy rừng Amazon đang cháy ngày 12/8 (Ảnh: NOAA)
chay rung amazon brazil 4
Đám cháy chụp từ vệ tinh ngày 13/8 (Ảnh: NASA Earth Observatory)

Cháy rừng Amazon là do con người

Nguyên nhân trực tiếp của cháy rừng chính là do các nông dân đốt rừng để làm nương rẫy và đồng cỏ nuôi gia súc. Những hành động này có thể dẫn đến hậu quả ngoài tầm kiểm soát.

Ngoài ra, thời tiết nắng nóng, hanh khô cũng hỗ trợ cho các đám cháy, không chỉ ở Brazil mà còn nhiều nơi trên thế giới.

Embed from Getty Images

Trong 50 năm qua, xấp xỉ 20% diện tích rừng Amazon – tức khoảng 777.000 km2 – đã bị đốn hạ ở Brazil, theo số liệu của trang Intercept.

Nếu rừng Amazon bị mất khoảng 20% nữa, nó có thể rơi vào một vòng lặp làm cho cây chết hàng loạt (dieback), biến rừng mưa nhiệt đới thành rừng thưa, khi đó “sẽ không thể cứu vãn hay hối tiếc gì cả,” Intercept cho biết.

Theo Business Insider,
Phong Trần