Luân hồi vốn là một niềm tin phổ biến ở phương Đông hơn so với xã hội phương Tây. Tuy nhiên, khi nói đến việc dùng phương pháp thống kê và thực chứng để nghiên cứu luân hồi, có 2 nhà khoa học Mỹ mà chúng ta cần nhắc tới.

Tiến sĩ Ian Stevenson (1918–2007) là nhà nghiên cứu luân hồi của trường Đại học Virginia. Ông đã nhận được sự kính trọng của cộng đồng khoa học Mỹ vì những phân tích nghiêm túc, ngay cả khi ông có thể chưa thuyết phục được mọi người rằng luân hồi thực sự tồn tại.

Tiến sĩ Jim Tucker (Ảnh: Dan Addison/Đại học Public Affairs, Virginia)
Tiến sĩ Jim Tucker (Ảnh: Dan Addison/Đại học Virginia)

Mặc dù sống ở Mỹ, nhưng rất nhiều các đối tượng nghiên cứu của TS Stevenson lại sống ở Châu Á, đối với người Mỹ thì vẫn có một sự cách biệt xa xôi nào đó. Vì vậy, người tiếp bước của Ian Stevenson – Tiến sĩ Jim Tucker – đã mang việc nghiên cứu luân hồi trở lại Mỹ, một bước chuyển với rất nhiều lợi ích và thách thức, chủ yếu do những quan niệm của con người.

Khó và dễ trong nghiên cứu luân hồi ở Mỹ

return-to-life

Ở Mỹ, bạn sẽ không tìm thấy một Phật tử ở mọi ngóc ngách sẵn lòng đề cập đến cuộc đời tiền kiếp, hay cụ thể hơn, sẵn lòng lắng nghe khi con cái của họ có vẻ như đang đề cập đến kiếp trước của chúng.

Điều này không phải để làm giảm giá trị các thành quả của TS Stevenson. Ông đã ghi nhận được hàng nghìn trường hợp về những đứa trẻ dường như có thể nhớ lại được kiếp trước của mình. Một số “ký ức” có vẻ như quá chính xác đến nỗi TS Stevenson có thể lần theo kiếp sống trước đây của họ. Ông đã tìm thấy các biên bản điều tra về cái chết bất thường và các tài liệu khác nhằm xác nhận các chi tiết mà đứa trẻ đưa ra xoay quanh cái chết và những kiếp sống trước đây của chúng. Đây được gọi là những trường hợp luân hồi “đã được phá giải”.

Nhưng các trường hợp có tính thuyết phục ở Châu Á lại rất dễ bị bác bỏ ở Mỹ, cho rằng đó chỉ là những tưởng tượng theo tín ngưỡng.

Ở Mỹ, nếu một đứa trẻ đề cập đến người mẹ khác, hay cháu trai của nó, hoặc vụ hỏa hoạn đã cướp đi mạng sống… thì các bậc cha mẹ sẽ không lập tức nghĩ rằng đó có thể là các ký ức từ tiền kiếp.

Ở Mỹ, gia đình ít khi tác động đến đứa trẻ bằng những câu hỏi lèo lái hay chuyện kể về tiền kiếp. “Chúng ta không phải cân nhắc đến các yếu tố văn hóa gây sai lệch tiềm tàng như trong những trường hợp ở Châu Á”, TS Tucker nói.

Mặt khác, khi không có ai chủ động lục lọi các ký ức từ tiền kiếp thì chúng sẽ khó xuất hiện hơn. Nhưng TS Tucker đã cố gắng nghiên cứu các trường hợp có khả năng cao ở Mỹ, bao gồm một số trường hợp đã được phá giải có thể so sánh với công trình ở Châu Á của TS Stevenson.

Trường hợp cậu bé 2 tuổi ở bang Louisiana nhớ lại quá khứ trong chiến tranh

Một số gia đình Mỹ mà TS Tucker cùng làm việc đã thẳng thừng phản đối các đề xuất trao đổi về tiền kiếp. Chỉ sau khi các bằng chứng thuyết phục cho thấy đứa trẻ này đã nhớ lại được tiền kiếp xuất hiện – những bằng chứng đủ mạnh để thuyết phục những bậc cha mẹ đầy hoài nghi – thì TS Tucker mới có cơ hội trò chuyện cùng họ.

Lấy ví dụ, một ông bố theo đạo Tin Lành ở bang Louisiana vốn hoàn toàn phủ nhận ý tưởng về sự luân hồi trước đây, rốt cuộc đã bị thuyết phục bởi những chi tiết mà con trai ông đưa ra về tiền kiếp của cậu.

Khi con trai ông, Jame Leininger, được 2 tuổi, cậu bắt đầu có các cơn ác mộng kinh hoàng về một vụ rơi máy bay. Cậu nói rằng cậu đã bị quân Nhật bắn rơi, rằng máy bay của cậu cất cánh từ tàu Natoma, và rằng cậu có một người bạn tên là Jack Larson. Cậu cũng xác nhận được địa điểm rơi máy bay là Iwo Jima, từ một tấm ảnh.

Một bức vẽ của cậu bé James Leininger
Một bức vẽ của cậu bé James Leininger

Iwo Jima là một hòn đảo mà Mỹ đã đánh chiếm vào năm 1945. Tàu Natoma thật sự có liên quan đến Trận Iwo Jima. Một phi công đã chết trong trận chiến, và một phi công tên là Jack Larson cũng ở trên con tàu Natoma đó.

Leninger bắt đầu nói rằng cậu là James thứ ba. Người phi công mà đã chết ở trong Trận Iwo Jima có tên gọi là James Huston Jr. Điều đó biến James Leininger thành người tên James thứ ba, nếu cậu thật sự là sự luân hồi của người phi công này.

Cậu bé James gặp lại Jack Larson
Cậu bé James gặp lại Jack Larson

“Chúng ta nên tiếp cận nó một cách hợp lý và đúng với cách tiếp cận tò mò của khoa học, cố gắng hiểu được hiện tượng mà không có bất kỳ quan niệm nào phủ đầu” – TS Tucker

Bản thân TS Tucker đã được nuôi dạy theo dòng tôn giáo Báp-tít Nam phương. Khi được hỏi về thái độ của gia đình với nghiên cứu của mình, ông chia sẻ: “Tôi không biết chắc họ nhìn nhận như thế nào về điều đó”. Mẹ ông khá ủng hộ, mặc dù ông không chắc bà có tin về sự tồn tại của luân hồi hay không. Vợ con ông cũng ủng hộ.

Ông cũng rất may mắn được làm việc với các đồng nghiệp ủng hộ ông ở trường Đại học Virginia. Khoa Nghiên cứu Nhận thức của trường là nơi hội tụ các nhà nghiên cứu các hiện tượng cận tử, hồn ma, các cảnh tượng trước khi chết, và các chủ đề khác có liên quan đến ý thức con người.

“Bạn sẽ không bao giờ biết được ai sẽ đón nhận điều này”, TS Tucker nói. “Nếu có thể chắc chắn thì lại là một điều khác, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta nên tiếp cận nó một cách hợp lý và đúng với cách tiếp cận tò mò của khoa học, cố gắng hiểu được hiện tượng mà không có bất kỳ quan niệm nào phủ đầu”.

Xem thêm: Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?

Ông cũng tiến hành các nghiên cứu mang tính truyền thống hơn song song với các nghiên cứu luân hồi. Tuy các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống có thể đo lường các hiện tượng với một độ chắc chắn làm người ta yên tâm, nhưng TS Tucker cho rằng có rất nhiều các chủ đề quan trọng mà không nhất định phù hợp với nghiên cứu truyền thống. Tuy nhiên, chúng vẫn nên được khám phá.

Lợi ích của nghiên cứu luân hồi

Nghiên cứu luân hồi có thể giúp một số đứa trẻ gặp khó khăn khi phải đối mặt với các ký ức từ tiền kiếp. Những đứa trẻ như vậy đôi lúc có thể trải nghiệm các triệu chứng của chứng Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (post-traumatic stress disorder -PTSD), gây ra bởi những cảnh tượng khi qua đời một cách dữ dội. Một số trở nên bị ám ảnh, một số khác chỉ đơn giản nói quá nhiều về nhớ nhung những thành viên trong gia đình trước đây, đến nỗi trở nên kích động. Trong các trường hợp đã được phá giải, những đứa trẻ đã gặp lại gia đình của kiếp sống trước thường sẽ giải quyết được những vấn đề khiến chúng buồn phiền.

TS Tucker giải thích rằng đôi lúc việc này là hữu ích. Bởi vì ký ức của đứa trẻ đã được chứng thực, hoặc bởi vì đứa trẻ có thể nhìn thấy rằng gia đình cũ đã chuyển đi và rằng cuộc sống đó là thuộc về quá khứ. Dù thế nào, những đứa trẻ thường ngừng đề cập đến những kiếp sống trước đây khi được khoảng 6 hoặc 7 tuổi.

Ngoài ra, nghiên cứu này có thể giúp người Mỹ xác nhận niềm tin vào kiếp sau. TS Tucker hy vọng rằng nghiên cứu của ông có thể giúp mọi người đối xử với nhau tốt hơn, mặc dù ông nói rằng bất kể một niềm tin tâm linh nào, về luân hồi hay không, đều có thể có tác dụng trong phương diện này.

Liệu một ngày nào đó người Mỹ có cởi mở hơn với ý tưởng về sự luân hồi giống như trong văn hóa phương Đông hay không? “Tôi không nhất thiết thấy văn hóa Mỹ đang chuyển dịch theo chiều hướng này”, TS Tucker nhận định. Khoảng 20% người dân Mỹ tin rằng luân hồi có tồn tại, ông nói, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy chiều hướng đó tăng lên. Nhưng người dân Mỹ có thể sẽ tin vào luân hồi hơn sau khi nghe kể về những đứa trẻ có khả năng nhớ lại tiền kiếp trong nền văn hóa của họ, hơn là những ví dụ từ một thôn làng nào đó ở bên kia Trái đất.

Rất nhiều thông tin những đứa trẻ nói tiền kiếp mà trùng khớp với những người thật đã qua đời, TS Tucker nói: “Sẽ rất phản logic nếu đó chỉ là ngẫu nhiên”.

Ông đã đưa ra ví dụ về một người phụ nữ ở Lebanon đã nêu chính xác 25 cái tên của những người trong tiền kiếp của mình kèm theo những miêu tả về mối quan hệ giữa họ. Trong quyển sách của ông có tựa đề “Return to Life: Extraordinary Cases of Children Who Remember Past Lives” (Tạm dịch: Trở lại cuộc sống: Các trường hợp đứa trẻ nhớ lại tiền kiếp đáng kinh ngạc), TS Tucker đã đưa ra rất nhiều các ví dụ về những đứa trẻ ở Mỹ và nước ngoài có thể nhớ được những kiếp sống trước, từ đó xác nhận niềm tin của ông vào sự tồn tại của cuộc sống sau khi chết.