Trung Quốc đã bị hơn 20 quốc gia thành viên viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc gửi thư chỉ trích về hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Embed from Getty Images

Biểu tình chống Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

Các chuyên gia và nhiều tổ chức nhân quyền cáo buộc Trung Quốc đã bắt giam hơn 1 triệu người Hồi giáo trong hệ thống trại tập trung khổng lồ ở Tân Cương nhằm tẩy não và ép họ từ bỏ tín ngưỡng, văn hóa của mình.

Trung Quốc nói hệ thống này là nhằm dạy nghề vào giáo dục người Duy Ngô Nhĩ thoát khỏi tư tưởng cực đoan.

Bức thư “chưa có tiền lệ” đề ngày 8/7, gửi tới Chủ tịch Nhân quyền LHQ, được ký bởi đại diện của 22 nước, gồm có Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Úc, Canada, Nhật Bản, v.v. Bức thư không có chữ ký của Mỹ bởi Mỹ đã rời khỏi hội đồng này từ năm 2018, viện dẫn sự bất lực của hội đồng và việc tổ chức này kết nạp cả những nước đàn áp nhân quyền tệ hại nhất thế giới. Trung Quốc và Cuba đều là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Bức thư đề nghị Trung Quốc, với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân Quyền, có nghĩa vụ duy trì các tiêu chuẩn cao nhất.

Bức thư bày tỏ quan ngại trước những thông tin về việc giam giữ bất hợp pháp tại “các nơi giam giữ quy mô lớn, cũng như sự giám sát và những “hạn chế rộng lớn, đặc biệt nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.”

Giám đốc Human Rights Watch tại Geneva John Fisher nói bức thư này có mục đích gây áp lực để Trung Quốc ngừng “đối xử tàn ác với người Hồi giáo ở Tân Cương”.

Tuyên bố chung không chỉ quan trọng đối với dân số Tân Cương, mà cả những người trên khắp thế giới, những người phụ thuộc vào cơ quan nhân quyền hàng đầu của Liên Hiệp Quốc để quy trách nhiệm cho ngay cả những quốc gia hùng mạnh nhất,” ông nói.

BBC cho hay bằng chứng họ thu thập cho thấy chỉ trong một thị trấn Tân Cương, hơn 400 trẻ em đã mất cả cha lẫn mẹ vì một số hình thức giam giữ.

Nhiều người dường như bị gom vào các trại tập trung sau khi thực hành đức tin tôn giáo: cầu nguyện hoặc mang khăn che mặt của người Hồi giáo, hoặc vì có các liên hệ với nước ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ, theo BBC.

Tuy nhiên bức thư này không phải là một tuyên bố chính thức của hội đồng nhân quyền hoặc là một nghị quyết được hội đồng thông qua, vốn có giá trị hơn nhiều. Lý do của điều này, theo các nhà ngoại giao nói với Reuters rằng là do các nước thành viên lo ngại Trung Quốc sẽ trả đũa về chính trị và kinh tế.

Các nhà ngoại giao tiết lộ với Reuters không có phái đoàn phương Tây nào trong hội đồng nhân quyền sẵn sàng làm “người cầm đầu” để thúc đẩy thông qua một tuyên chung hoặc nghị quyết lên án Trung Quốc. Theo VOA, đại diện của Trung Quốc tại hội đồng này đang “tức điên” về bức thư này và đang soạn thảo một bức thư riêng để phản bác lại.

Trần Minh

Xem thêm: