Quốc hội Nigeria hôm 24/10 đã ra lệnh cho giới chức nước này tiến hành cuộc điều tra về thuốc Trung Quốc “chứa dư chất người từ thai nhi, trẻ sơ sinh và thịt” đang được tuồn lậu vào Nigeria. Động thái này của các nhà lập pháp Nigeria diễn ra sau khi cơ quan tình báo quốc gia nước này phát đi cảnh báo về thuốc làm từ thịt người của Trung Quốc đang được lưu hành tại quốc gia Châu Phi này.

quoc-hoi-Nigeria
Quốc hội Nigeria hôm 24/10 đã ra lệnh điều tra thuốc Trung Quốc làm từ thịt người. (Ảnh: tribuneonlineng.com)

Tờ Guardian của Nigeria hôm 25/10 dẫn thông tin cảnh báo mà Cục Tình báo Quốc gia (NIA) gửi tới người dân: “Cơ quan Hải quan Hàn Quốc hôm 30/9/2018 đã tiết lộ rằng họ đã tịch thu được 2.751 viên nang thuốc Trung Quốc, chứa dư chất người từ thai nhi, trẻ sơ sinh và thịt do một số người Trung Quốc nhập vào [Hàn Quốc]. Hải quan Hàn Quốc nhấn mạnh rằng việc sản xuất thuốc từ thịt người và tiêu thụ chúng là tội ác chống nhân loại, hành động này cũng có thể dẫn tới những thách thức nghiêm trọng về sức khỏe”.

Tờ Tribune của Nigria dẫn theo bản thông báo của NIA cho biết rằng thuốc làm từ thịt người được sản xuất tại miền Đông Bắc Trung Quốc. Các bào thai được cắt thành các miếng nhỏ và nghiền thành bột.

Tờ Vanguard của Nigeria loan tin rằng NIA lấy thông tin từ Hàn Quốc cho biết các viên thuốc Trung Quốc làm từ thịt người cũng chứa “18,7 tỷ virus, trong đó có virus viêm gan B”.

Theo tờ Tribune, hôm 24/10, các nhà lập pháp Nigeria đã ra lệnh cho các nhà chức trách nước này phải xác minh và bắt giữ các cá nhân đứng đầu sau hành vi buôn bán thuốc man rợ này.

Các quan chức của Quốc hội của các ủy ban về y tế, ủy ban về các vấn đề phụ nữ và phát triển xã hội, ủy ban thông tin, ủy ban định hướng quốc gia, và ủy ban dân tộc sẽ phối hợp làm việc về cuộc điều tra cùng với Cơ quan Hải quan Nigeria (NIS), Cục Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia (NAFDAC) và Cục Tình báo Quốc gia.

Nhà lập pháp Johnson Agbonayinma, người đề xuất cuộc điều tra, đã mô tả về thuốc làm từ thịt người là tội ác chống lại nhân loại và cũng có thể dẫn tới những thách thức nghiêm trọng về sức khỏe.

Nếu các biện pháp tức thì không được thực hiện để ngăn chặn đường đi của các loại thuốc này và các nhà nhập khẩu bất hợp pháp, nó sẽ tiếp tục gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân”, tờ Cable dẫn lời ông Agbonayinma.

Một tuần trước khi Quốc hội Nigeria quyết định mở cuộc điều tra nêu trên, Cục Hải quan Nigeria (NCS) và NAFDAC đã phát đi cảnh báo đỏ tới tất cả các bộ phận của các cơ quan này, đặc biệt tại các bến cảng về việc nhập khẩu vào Nigeria thuốc Trung Quốc có chứa thịt người.

Cảnh báo của NCS và NAFDAC được cho là xuất phát từ thông báo của NIA tới tất cả các cơ quan liên quan đến vấn đề sức khỏe về việc nhập khẩu các loại thuốc chứa thịt người từ Trung Quốc.

Tổ chức Tiêu chuẩn Nigeria (SON) cũng đã xác nhận rằng họ đã nhận được thư của NIA và đang phối hợp làm việc với NCS. Phát ngôn viên của SON, ông Bola Fashina đã xác nhận điều này và cho biết SON đang tăng cường cơ chế giám sát trong phạm vi thẩm quyền của mình để kiểm tra sự xâm nhập của một số thuốc Trung Quốc được cho là làm từ thịt người.

Tổng giám đốc NAFDAC, giáo sư Moji Adeyeye xác nhận có nhận lá thư thông báo của NIA về thuốc Trung Quốc làm từ thịt người.

Bà Adeyeye nói với tờ Tribune rằng NAFDAC sẵn sàng đấu tranh để đảm bảo những loại thuốc nguy hiểm như vậy không có đường chen vào chuỗi phân phối thuốc của cơ quan này.

NAFDAC đã nhận được thông tin của Bộ Y tế về một số thuốc Trung Quốc có chứa thịt người. Chúng tôi đã lập tức thông báo tới Ban giám đốc các cảng để rà soát các cảng và biên giới của chúng tôi vì các loại thuốc này có thể được đưa vào trong nước theo dạng các bưu kiện nhỏ”, bà Adeyeye nói.

Theo tờ Vanguard, đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc bị phát hiện sản xuất thuốc làm từ thịt người. Trong quá khứ chế độ Bắc Kinh cũng đã bị cáo buộc làm thuốc từ xác trẻ em.

Trong bài báo đăng hôm 19/10, tờ Vanguard cho biết: “Năm 2011, giới chức Trung Quốc đã tiến hành các cuộc điều tra về sản xuất thuốc từ bào thai chết. Các viên thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm này được ngụy tạo có thể tăng cường sức bền và một số người tin rằng chúng có thể là thuốc chữa bách bệnh”.

Được biết, Hàn Quốc đã phát hiện được thuốc Trung Quốc làm từ thịt người tuồn sang nước này từ năm 2012.

Tờ Sydney Morning Herald (Úc) vào tháng 10/2012 đã đưa tin rằng Hải quan Hàn Quốc thông báo họ tịch thu hơn 17.000 viên nang thuốc chứa thịt người nhập lậu từ Trung Quốc. Hải quan Hàn Quốc khi đó nhận định các thuốc Trung Quốc này rất có thể được chiết xuất từ bào thai.

Cơ quan Hải quan Hàn Quốc cho biết thuốc đã được nhập lậu vào đất nước thông qua các bưu kiện và hành lý mang từ Trung Quốc. Các viên thuốc này được làm từ “bào thai hoặc trẻ sơ sinh đã bị cắt thành từng miếng nhỏ và sấy khô khoảng hai ngày, sau đó được làm thành bột và đóng gói“, tờ Sydney Morning Herald cho biết.

Sydney Morning Herald dẫn theo báo cáo của Hải quan Hàn Quốc cho rằng các viên thuốc làm từ thịt người này phần lớn xuất xứ từ các tỉnh/thành đông bắc Trung Quốc như Diên Cát, Cát Lâm, Thanh Đảo và Thiên Tân.

Báo cáo của Hải quan Hàn Quốc cũng nói rằng trẻ sơ sinh và bào thai được mua bất hợp pháp từ các bệnh viện. Các xét nghiệm pháp y về viên thuốc được bán trên thị trường với nhãn là ”viên nang trẻ sơ sinh” và “bột bào thai” đã tìm thấy 99,7% phù hợp với mô người.

Vào thời điểm năm 2012, Bác sĩ Ha Il-hyun của Bệnh viện Đại học Konkuk, Seoul đã nói với tờ nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo rằng: “Thuốc thịt người cũng tương tự văn hóa muốn tìm kiếm điều kỳ quái như mọi người vẫn tìm lấy bộ phận sinh dục của hải cẩu và túi mật của gấu [để ăn, uống] với hy vọng tăng cường sức khỏe”.

Bác sĩ Ha Il-hyun nhấn mạnh: “Nếu ai đó tuyên bố rằng anh ta được hưởng lợi từ các viên thuốc [thịt người] này, thì đó chỉ là hiệu ứng giả dược [mang tính tâm lý]”.

Trong khi đó, tờ Guadian hôm 24/10 vừa qua dẫn lời chuyên gia phân tích Yazan Saleh của Decision Resources Group, ở Canada nói rằng Trung Quốc hiện nay vẫn thiếu các tiêu chuẩn và các hướng dẫn rõ ràng về sản xuất thuốc.

Trong những năm gần đây, [Trung Quốc] đã ban hành nhiều hơn các quy định [về sản xuất thuốc], nhưng vấn đề về việc thực thi các quy định này trên thực tế vẫn là thách thức”, ông Yazan Saleh nói.

Xuân Thành (T/h)

Xem thêm: