Reuters đưa tin tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam vào hôm qua (13/8) sau chưa đầy một tuần kể từ khi nó rời khỏi khu vực này, theo dữ liệu từ trang web theo dõi tàu biển.

tau hai duong dia chat 8 trung quoc 1
Tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 và 9 cập cảng tại Nhà máy đóng tàu Thượng Hải (Trung Quốc). (Ảnh: China Daily)

BBC dẫn nguồn tin riêng nói rằng tàu Hải Dương Chất 8 rời đi chỉ để tiếp dầu rồi quay lại Bãi Tư Chính.

Con tàu này cùng các tàu hộ tống có vũ trang của hải cảnh Trung Quốc lần đầu tiến vào vùng biển Việt Nam vào hồi tháng 7. Trung Quốc tuyên bố khu vực này nằm trong “đường chín đoạn” vẽ chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Hành động này đã tạo ra cuộc đụng độ kéo hàng hơn một tháng giữa lực lượng hải giám Việt Nam và Trung Quốc.

Con tàu này, theo thông tin từ chính phủ Việt Nam đã rời khỏi khu vực vào ngày 7/8, nay lại quay trở lại với sự hộ tống của ít nhất 2 tàu Hải giám Trung Quốc, theo dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web theo dõi hành trình tàu thủy.

Trong thời gian diễn ra đối đầu, các tàu hải giám vũ trang của Trung Quốc cũng đến quấy nhiễu hoạt động khoan dầu của Việt Nam ở một lô dầu mở gần đó. Sau thời gian đầu im lặng, chính phủ Việt Nam và Trung Quốc liên tiếp ra tuyên bố qua lại, cáo buộc lẫn nhau là vi phạm chủ quyền của mình.

Các dữ liệu cũng cho thấy sau khi rời Bãi Tư Chính, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã tới neo đậu tại Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền nhưng đã bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát và xây dựng thành một đảo nhân tạo.

Theo ông Devin Thorne, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng (C4ADS), sau khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 rời đi, Trung Quốc vẫn để ít nhất 2 tàu hải cảnh ở trong vùng EEZ của Việt Nam mà không rút về. BBC dẫn lời một chuyên gia nhận định rằng việc này chứng tỏ Trung Quốc chưa hoàn tất công việc khảo sát trong khu vực và việc tàu Hải Dương Dịa Chất 8 rời đi không phải là do áp lực quốc tế.

Vụ đụng độ đã khiến làn sóng chống Trung Quốc dâng cao trong người dân Việt Nam, đồng thời Mỹ cũng ngỏ ý ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp hiện tại với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên án hành động “áp bức” của Trung Quốc ở vùng biển Đông, trong khi người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị thì cảnh báo Mỹ không nên tham gia vào các vấn đề hằng hải song phương của Trung Quốc và Việt Nam.

Đức Trí (T/h)

Xem thêm: