Trong khi nhiều nước trên thế giới liên tục áp các lệnh phong tỏa, hạn chế diện rộng để ngăn ngừa sự lây lan của virus Vũ Hán, thì Thuỵ Điển lại có cách tiếp cận khác hẳn. 

Embed from Getty Images

Đến hết ngày 29/3, Nauy, đất nước với dân số 5,3 triệu người, đã có hơn 4.200 trường hợp nhiễm virus corona và 26 người chết; Đan Mạch, dân số 5,6 triệu người, có hơn 2.500 trường hợp nhiễm bệnh và 52 người chết; Thụy Điển, với 10,12 triệu người, ghi nhận hơn 3.700 ca nhiễm và đã có 110 người chết.

Khi virus Vũ Hán tràn vào các quốc gia vùng Scandinavia, Na Uy và Đan Mạch đã nhanh chóng đặt ra những hạn chế như đóng cửa biên giới, đóng các nhà hàng và khu trượt tuyết, đồng thời cho tất cả học sinh nghỉ học.

Thụy Điển lại chọn một con đường phòng dịch khác nhẹ nhàng hơn. Nước này chỉ đóng cửa các trường trung học và cao đẳng, còn trường mầm non, trường tiểu học, các quán bar, nhà hàng và biên giới vẫn mở cửa. Cũng không có lệnh hạn chế nào tại các khu trượt tuyết.

Đã có những quan ngại về các biện pháp của Thụy Điển trước dịch bệnh, đặc biệt khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) chưa có vắc-xin hay thuốc điều trị. Liệu canh bạc với dịch bệnh này có phải là một chiến thuật khôn ngoan để tránh cho hàng triệu việc làm không bị gián đoạn và nền kinh tế bị ảnh hưởng ít nhất có thể?

Một bài báo gần đây trên tờ Politiken của Đan Mạch đã đặt câu hỏi “Liệu Thụy Điển có nghiêm túc đối phó với cuộc khủng hoảng corona không?”

Không có bằng chứng nào cho thấy người Thụy Điển đang coi thường sự tàn khốc của căn bệnh đang lan tràn trên toàn cầu. Lãnh đạo và các quan chức y tế nước này đã nhấn mạnh việc rửa tay, cách ly xã hội và bảo vệ những người trên 70 tuổi bằng cách hạn chế tiếp xúc với họ.

Nhưng nhìn vào bất kỳ quán cà phê nào ở thủ đô Stockholm, người ta có thể bắt gặp các nhóm từ hai người trở lên đang ăn uống và thưởng thức cappuccino. Sân chơi đầy những đứa trẻ đang chạy nhảy và la hét. Các nhà hàng, phòng tập thể dục, trung tâm thương mại và khu trượt tuyết vẫn đang mở cửa.

Nhà dịch tễ học của Thuỵ Điển Anders Tegnell cho biết chiến lược của Thụy Điển dựa trên khoa học và tóm lược là: “Chúng tôi đang cố gắng làm chậm sự lây lan, đủ để cho phép chúng tôi có thể đối phó với các bệnh nhân sắp tới.”

Cách tiếp cận của Thụy Điển kêu gọi sự tự khắc chế của mỗi người dân, cũng như ý thức về trách nhiệm của họ, ông Tegnell nói. “Đây là cách mà Thụy Điển ứng phó. Toàn bộ hệ thống kiểm soát bệnh truyền nhiễm của chúng tôi dựa trên hành động tự nguyện,” ông giải thích.

“Bạn cho họ tùy chọn để làm những gì tốt nhất trong cuộc sống của họ,” ông nói thêm. “Và theo kinh nghiệm của chúng tôi, cách này hoạt động rất tốt.” 

Thủ tướng Anh lên án ĐCSTQ giấu dịch, xem xét hủy bỏ hợp tác với Huawei

Cách tiếp cận của Thụy Điển đang đối ngược lại với hầu hết các quốc gia khác. Ấn Độ đã phong tỏa toàn quốc, ảnh hưởng đến 1,3 tỷ người. Đức đã cấm đám đông từ hai người trở lên, ngoại trừ các gia đình. Ở Pháp, cư dân được yêu cầu điền vào một mẫu đơn nêu rõ mục đích khi họ rời khỏi nhà, và mỗi lần đi đều cần điền một mẫu mới. Anh đã triển khai các sĩ quan cảnh sát để nhắc người dân ở nhà.

Tuy nhiên, trong khi Thụy Điển có vẻ là một ngoại lệ ở Scandinavia cũng như trên thế giới, thì vẫn còn quá sớm để nói liệu cách tiếp cận này có mang lại kết quả tương tự như các quốc gia khác hay không. Và chính quyền Thụy Điển vẫn có thể có hành động mạnh mẽ hơn khi các ca nhập viện liên quan đến virus corona tăng lên.

Giải thích các phương pháp hiện tại của Thụy Điển, các chuyên gia chỉ ra các yếu tố cơ bản khác với nhiều quốc gia như: Đất nước này có mức độ tin cậy cao, cũng như trong Hiến pháp quy định rõ cấm chính phủ can thiệp vào các vấn đề của chính quyền hành chính như cơ quan y tế công cộng.

“Vì vậy, bạn không cần phải quản lý vi mô hay kiểm soát hành vi ở mức độ chi tiết thông qua các lệnh cấm hoặc đe dọa trừng phạt hoặc phạt tiền hoặc phạt tù”, ông Lars Tragardh, một nhà sử học, nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Đó là sự khác biệt của Thụy Điển, ngay cả với Đan Mạch và Na Uy.

Ông Tragardh cho biết mức độ tin cậy của người Thụy Điển được thể hiện ở chỗ công dân không chỉ tin tưởng vào các tổ chức công cộng và các cơ quan chính phủ và ngược lại; mà giữa người dân với nhau cũng có sự tin tưởng cao.  

Na Uy đã giới hạn các nhóm ngoài trời không quá 5 người, và những người trong nhà phải giữ khoảng cách hơn sáu feet (trừ người thân). Đan Mạch đóng cửa biên giới, cho mọi người làm việc có lương tại nhà, đóng cửa hộp đêm, quán bar, nhà hàng, quán cà phê và trung tâm mua sắm, và cấm tụ tập hơn 10 người ngoài trời.

Ông Tegnell, một nhà dịch tễ học, cho biết lý do tại sao các lệnh cấm không hiệu quả, bởi người ta sẽ tìm mọi cách lách luật. 

Ông cũng nói rằng không hiểu được chiến lược cứng rắn của những người hàng xóm. “Đóng cửa biên giới trong giai đoạn đại dịch này, khi hầu hết các nước đều đã có các ca nhiễm, với tôi không thật sự có ý nghĩa. Đây không phải là căn bệnh sẽ biến mất trong giai đoạn ngắn hạn hoặc dài hạn. Chúng ta không ở trong giai đoạn ngăn chặn. Chúng tôi đang trong giai đoạn giảm thiểu.”

Phương Tây cần suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc

Hà Lan, nơi có hơn 11.000 ca nhiễm virus và hơn 800 ca tử vong, cũng đang thực hiện cách tiếp cận tương tự với Thụy Điển. Ngày 16/3, Thủ tướng Mark Rutte cho biết đã quá muộn để đóng cửa hoàn toàn đất nước.

52% người Thụy Điển ủng hộ các biện pháp ngăn chặn virus của chính phủ, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi tờ báo Svenska Dagbladet công bố vào thứ Ba tuần trước. Nhưng 14% nói rằng việc cân nhắc đến sức khỏe cộng đồng so với lợi ích kinh tế là quá ít. 

Mối lo ngại ngày càng tăng khi người Thụy Điển chuẩn bị đi du lịch về miền quê hay đến các địa điểm trượt tuyết dịp lễ Phục sinh, mặc dù cơ quan y tế công cộng đã yêu cầu công dân cân nhắc lại các chuyến đi như vậy. 

Một số người Thụy Điển cho rằng đất nước của họ đang đi chệch khỏi đa số chiến lược của các quốc gia khác để đẩy nhanh khả năng miễn dịch cộng đồng, từ đó mạo hiểm mạng sống một cách không cần thiết.

Cơ quan y tế công cộng Thuỵ Điển đã phủ nhận điều này.

Trong khi đó, số ca lây nhiễm ở Thụy Điển vẫn tiếp tục tăng, chính phủ đã thắt chặt giới hạn đối với đám đông không quá 50 người.

Cô Elisabeth Hatlem, một chủ khách sạn, có hai suy nghĩ về cách tiếp cận của Thụy Điển. Một mặt, cô biết ơn vì vẫn có thể mở cửa doanh nghiệp, nhưng mặt khác, cô không muốn đưa các con đến trường giữa đại dịch. 

“Đối với chúng tôi, việc đóng cửa hoàn toàn là một thảm họa”, cô nói. “Tuy nhiên, tôi lo lắng Thụy Điển sẽ bùng dịch vào một lúc nào đó. Tôi cảm thấy như tôi sống trong một cuộc thử nghiệm lớn, và tôi không bao giờ được hỏi liệu tôi có muốn tham dự không.”

Trần Hoà (theo NYT)

Xem thêm: