Sự kiện Giám đốc Tài chính của Huawei Mạnh Vãn Châu bị bắt đầu tháng 12 đã dẫn thu hút sự chú ý của dư luận thế giới. Ngày 8/12, tờ Wall Street Juornal (WSJ) đăng bài phân tích chỉ ra, sự kiện Mạnh Vãn Châu bị bắt là cuộc tấn công sau khoảng thời gian nỗ lực hơn 10 năm của Mỹ. Từ lâu Mỹ vẫn luôn muốn ngăn cản sự bành trướng của Huawei, bởi vì có nhiều dấu hiệu cho thấy Huawei trở thành mối đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ. 

mạng 5G
Ảnh minh họa từ Shutterstock

Mạng 5G có thể bị biến thành vũ khí để phá hoại mạng internet

Hiện nay, sự lo lắng về Huawei hiện đã trở lên quan trọng hơn, bởi vì dịch vụ mạng không dây sắp nâng cấp lên công nghệ 5G, việc này giúp cho nhiều thành phần có thể liên kết với mạng internet, hay còn gọi là internet vạn vật (Internet of things). Mỹ lo lắng rằng Trung Quốc có thể ra lệnh cho Huawei thông qua mạng 5G để giám sát hoặc ngăn chặn thông tin, điều này có thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Mỹ không mong muốn Trung Quốc có thể giám sát hoặc phá hoại sự liên kết đang không ngừng phát triển của internet vạn vật. Quan chức Mỹ còn lo lắng thiết kế cấu trúc 5G có thể khiến cho mạng viễn thông càng dễ dàng bị phá hoại.

Trong bản tin của WSJ có nhắc đến, hiện nay thiết bị của các trạm thu phát sóng phần lớn được cách ly với hệ thống “lõi”, những hệ thống này có thể truyền tải lên rất nhiều lưu lượng cuộc gọi thoại và dữ liệu. Trong khi công nghệ 5G, các phần cứng của trạm thu phát sóng sẽ thay thế nhiệm vụ của hệ thống “lõi” này. Điều này có nghĩa là nếu phần cứng bị biến thành vũ khí tấn công, có thể sẽ phá hoại toàn bộ mạng internet.

Các chuyên gia trong ngành viễn thông cho biết, đối với bất cứ nhà sản xuất thiết bị viễn thông nào mà nói, về mặt kỹ thuật thì đều rất dễ để có thể chiếm quyền điều khiển sản phẩm mà họ sản xuất. Giống như điện thoại thông minh cần phải cập nhật phần mềm từ các nhà sản xuất, và các trạm thu phát sóng cũng như vậy. Phần mềm như thế này có chứa hàng triệu các đoạn mã, các đoạn mã này quá nhiều và khó phân tích, đồng thời có thể lợi dụng chúng làm những việc xấu, ví dụ nó có thể cho phép bên thứ 3 đóng phần cứng hoặc gửi dữ liệu đến nơi không nên gửi chẳng hạn.

Trung Quốc có thể thông qua Huawei để vươn lên đứng đầu

Quan chức Mỹ nhấn mạnh, mặc dù trong thời gian chiến tranh thương mại, vấn đề của Huawei đã được vạch trần, tuy nhiên, đây là vấn đề an ninh quốc gia riêng lẻ và độc lập. Trọng tâm của vấn đề mà Mỹ lo lắng về Huawei là, Trung Quốc có thể sẽ ép buộc Huawei lợi dụng các thiết bị điện tử mà họ sản xuất để tiến hành các hoạt động gián điệp, phá hoại thông tin hoặc tiến hành các loại hình tấn công mạng khác.

Chính phủ Mỹ công khai cho biết, việc phản đối Huawei là dựa vào khả năng Bắc Kinh có thể lợi dụng công ty này để trở thành kẻ đứng đầu ở nước ngoài. Một số quan chức Mỹ lo lắng, một khi xảy ra chiến tranh thì thiết bị của Huawei có thể sẽ dẫn đến hậu quả nào đó. Ví dụ như xảy ra xung đột vũ trang Mỹ – Trung tại Biển Đông, Bắc Kinh có thể sẽ yêu cầu Huawei cắt đứt hoặc phá hoại thông tin tại sân bay hoặc các vị trí chiến lược khác. Huawei còn có thể thông qua việc theo dõi điện thoại di động của binh lính để thu thập thông tin tình báo liên quan đến hoạt động của các căn cứ quân sự.

Nghị sĩ Mỹ: Huawei không thể thoát khỏi cái bóng của chính phủ Trung Quốc

Năm 2012, Dân biểu đảng Dân chủ thuộc Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ là ông Dutch Ruppersberger từng đến Hồng Kông để gặp mặt người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. Ông Nhậm Chính Phi từng là kỹ sư trong quân đội Trung Quốc, cũng là bố của Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu mới bị Canada bắt giữ. Dutch Ruppersberger nhận lời mời của Huawei nên mới đến Huawei để tiến hành điều tra, phía Huawei mong muốn thông qua cuộc điều tra này để có thể chứng minh mình trong sạch.

Nhưng kết quả ngược lại, ông Dutch Ruppersberger đã tham gia viết một bản báo cáo trình Quốc hội Mỹ, đồng thời đưa ra kết luận: Huawei không thể thoát khỏi sự ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc. Báo cáo này về cơ bản đã khiến cho mảng kinh doanh chính của Huawei bị cấm tại Mỹ, đến nay, đây vẫn điều mà chính phủ Mỹ dùng để chống lại Huawei.

Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Dutch Ruppersberger đã kể lại về việc ông từng hỏi ông Nhậm Chính Phi và các lãnh đạo cấp cao của Huawei một vấn đề: “Nếu Bắc Kinh nói với các vị rằng, họ mong muốn dùng công nghệ của các vị thể ngầm nghe lén tại Mỹ, nhưng các vị không làm thế, vậy thì các vị có bị bỏ tù hay không?”

“Họ không thể trả lời vấn đề này”, ông Dutch Ruppersberger nói.

Hơn 10 năm nỗ lực nhìn rõ Huawei mới hành động

Các quan chức đương nhiệm và đã giải nhiệm của Mỹ nói, khoảng từ năm 2007, những nhân vật diều hâu trong Quốc hội Mỹ và cơ quan tình báo Mỹ đã bắt đầu ngăn chặn sự bành trướng của Huawei. Cùng với việc Huawei nhanh chóng trở thành nhà sản xuất thiết bị phần cứng trạm thu phát và các thiết bị viễn thông liên quan lớn nhất thế giới, chỉ đến khi ông Trump chấp chính thì Mỹ mới toàn lực mở rộng tấn công vào Huawei.

Nghị viên Quốc hội Mỹ và quan chức Mỹ từ lâu cũng chú ý một cách đầy cảnh giác với Huawei, họ nhìn thấy Huawei tấn công đối thủ cạnh tranh một cách hung tợn, và tranh giành thị phần tại thị trường các nước phương Tây, trong đó có cả một số đồng minh quân sự thân mật của Mỹ. Năm 2012, Quốc hội Mỹ liệt các sản phẩm của Huawei vào danh sách đen.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz chia sẻ trên Twitter vào ngày 6 tháng 12 rằng, “Huawei là một cơ quan gián điệp Trung Quốc, đã che lên tấm mạng che mặt mỏng của một công ty thiết bị viễn thông, mạng lưới nghe lén của Huawei đã trải khắp toàn cầu.”

Quan chức chính phủ Mỹ cho biết, trong 1 năm qua, những người có lập trường diều hâu có ảnh hưởng trong quốc hội Mỹ đã kết thành liên minh với quan chức an ninh quốc gia có chung ý tưởng, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan khác của Mỹ, trong đó có Lầu 5 góc, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Ủy ban Thông tin liên bang. Năm nay, tất cả các cơ quan này đã thực hiện các biện pháp để hạn chế hơn nữa Huawei trên đất Mỹ và kêu gọi các đồng minh thực hiện các lệnh cấm tương tự.

Tháng 3 năm nay, Tổng thống Trump còn ngăn chặn Broadcom có ý đồ mua lại đối thủ cạnh tranh Qualcomm với khoản tiền lên đến 117 tỷ USD. Một quan chức thuộc Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ cho biết, nếu vụ mua bán này thanh công, nó sẽ làm suy yếu Qualcomm có trụ sở tại San Diego vì công ty đang cạnh tranh với Huawei để lấy bằng sáng chế 5G và một khi được Broadcom mua lại, nó sẽ giúp Huawei hơn.

Huệ Anh

Xem thêm: