Cùng với đại diễu hành ở Hồng Kông phản đối Dự luật dẫn độ, người dân tại 29 thành phố khác trên toàn thế giới cũng đồng loạt tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng cuộc biểu tình, trong đó có Berlin (Đức); Canberra, Sydney, Melbourne, Brisbane (Úc), Toronto, Vancouver, Calgary (Canada); London (Anh); Washington, Boston, New York, Chicago, San Francisco (Mỹ); Đài Loan; Tallinn (Estonia)…

bieu tinh phan doi luat dan do
Hình ảnh cuộc biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ diễn ra ở Sydney. (Ảnh từ Facebook)

Ngày 9/6/2019, một số thành phố ở Úc đã dẫn đầu tiến hành các hoat động nhằm ủng hộ cuộc biểu tình chống luật dẫn độ của người dân Hồng Kông như Melbourne, Sydney hay Brisbane. Đáng chú ý là sự kiện phản đối Luật dẫn độ ở Melbourne có tới 4.000 người tham dự.

dieu hanh tai uc
Khoảng hơn 2000 người tại tại Bang New South Wales (Úc) diễu hành vào chiều ngày 9/6 để ủng hộ người dân Hồng Kông phản đối Dự luật dẫn độ. (Ảnh: Epoch Times)

Chiều ngày 9/6, khoảng 4.000 người Hồng Kông và nhân sỹ ủng hộ Hồng Kông tại tại London, Anh đã tham gia biểu tình phản đối chính phủ Hồng Kông thông qua Luật dẫn độ. Họ nói từ Đại sứ quán ĐCSTQ sau cuộc biểu tình, họ diễu hành từ Đại sứ quán Trung Quốc đến Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông tại London.

luan don 2
Khoảng 4000 người tại London tham gia diễu hành ủng hộ Hồng Kông, phản đối Dự luật dẫn độ đào phạm sang Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)
london3
Khoảng 4000 người tại London tham gia diễu hành ủng hộ Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ đào phạm sang Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)

Tổ chức D4HK (Dân chủ cho Hồng Kông) đứng ra chủ trì cuộc biểu tình, cho biết họ phản đối việc chính phủ Hồng Kông sửa đổi sắc lệnh về đào phạm chạy trốn, lo ngại luật pháp của Hồng Kông bị lạm dụng và đe dọa quyền tự do ngôn luận của Hồng Kông.

Một sinh viên Hồng Kông, Derek Chan, cho biết: “Chúng tôi ở đây (London), chiến đấu bên cạnh Hồng Kông, bởi vì các quy định dẫn độ không chỉ liên quan đến Trung Quốc và Hồng Kông, mà còn ảnh hưởng đến cả thế giới.” Anh yêu cầu những người tham gia biểu tình viết thư cho các thành viên của Quốc hội và các nghị sĩ châu Âu kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn việc sửa đổi Dự luật dẫn độ đào phạm tới Trung Quốc.

Cùng ngày 9/6, hơn 1.000 người đã tập trung tại Quảng trường Thời đại, một trong những địa điểm nổi tiếng nhất của New York, giương cao các các biểu ngữ ủng hộ cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Tham gia hoạt động này chủ yếu là người Hồng Kông sống ở Khu đô thị New York, hầu hết là những người trẻ tuổi.

Nhóm diễu hành di chuyển theo hướng tây trên Đại lộ Broadway tới Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại New York bên ngoài Đại lộ số 4. Khi tới gần Lãnh sự quán Trung Quốc, những người biểu tình đã hô to khẩu hiệu: “Phản đối Luật Dẫn độ, cứu Hồng Kông!” “Hồng Kông dân chủ, Hồng Kông tự do!”

new york
Khoảng 1000 người tại New York đã tổ chức diễu hành hôm 9/6 để ủng hộ Hồng Kông phản đối luật dẫn độ. (Ảnh: Epoch Times)

Yang Jinxia, ​​người tổ chức cuộc biểu tình và là người sáng lập Tổ chức Hồng Kông ở New York, nhấn mạnh rằng hàng loạt thành phố trên toàn thế giới đã đồng loạt tổ chức biểu tình luật dẫn độ trong cùng ngày 9/6.

Yang Jinxia nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ: “Yêu cầu của chúng tôi là bãi bỏ hoàn toàn luật dẫn độ này và không được gửi đến Hội đồng Lập pháp (Hồng Kông), cần phải hoàn toàn bãi bỏ điều luật này, đây là điểm then chốt.” Yang Jinxia khẳng định rằng nếu luật dẫn độ này được thông qua, “Mọi người sẽ có nguy cơ bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ khi họ đến Hồng Kông và sau đó bị đưa về Đại Lục.”

new york 1
Khoảng 1000 người tại New York đã tổ chức diễu hành hôm 9/6 để ủng hộ Hồng Kông phản đối luật dẫn độ. (Ảnh: Epoch Times)

Bất chấp các cuộc biểu tình với hàng triệu người tham gia hôm Chủ nhật, Chính phủ Hồng Kông vẫn tuyên bố rằng việc sửa đổi Luật Người phạm tội bỏ trốn sẽ được kết nối lại lần thứ hai vào ngày 12/6 tới. Phát biểu tại một cuộc họp báo sáng 10/6, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói rằng chính quyền Hồng Kông “có thể nhận thấy người dân vẫn còn lo ngại về dự luật”. Bà khẳng định dự luật đã được điều chỉnh để đảm bảo nhân quyền và việc liệu dự luật có được điều chỉnh thêm hay không sẽ tùy thuộc vào Hội đồng Lập pháp, tức nghị viện Hồng Kông. Bà Lâm hiện đang cố gắng thúc đẩy dự luật được thông qua trong tháng 7, trước khi kết thúc kỳ họp hiện tại của Hội đồng Lập pháp.

Thông điệp của cuộc biểu tình không chỉ yêu cầu xóa bỏ Dự luật dẫn độ các nghi can từ Hồng Kông về Trung Quốc Đại lục xét xử, mà còn yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, trưởng đặc khu, phải từ chức. Người Hồng Kông không chấp nhận một lãnh đạo do Trung Quốc Đại lục chỉ định. Do đó bà Lâm cũng phải chịu không ít áp lực.

Trước đó, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã gặp gỡ các cư dân nước ngoài tại Hồng Kông để giải thích về việc sửa đổi Luật dẫn độ, bao gồm Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Hồng Kông và Macao Tang Weikang. Bà Lâm và các quan chức khác cho rằng dự thảo là cần thiết để xóa bỏ “lỗ hổng pháp lý tồn tại từ lâu”, chấm dứt tình trạng tội phạm truy nã từ Đại lục lợi dụng đặc khu hành chính này làm nơi trú ẩn.

Tuy nhiên, các quốc gia Tây phương như Mỹ, Anh và Đức đều bày tỏ lo ngại về dự luật này. Ông Chris Patten, thống đốc người Anh cuối cùng của Hồng Kông trước khi thành phố được bàn giao cho Trung Quốc đã nói: “Đó là đề xuất giáng một đòn khủng khiếp chống lại luật pháp, sự ổn định và an ninh của Hồng Kông, vào vị thế của Hong Kong là một trung tâm thương mại quốc tế tuyệt vời.”

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho hay, Washington “quan ngại về việc chính quyền Hồng Kông đề xuất sửa đổi đối với Dự luật dẫn độ, trong đó cho phép cá nhân bị dẫn độ tới Đại lục Trung Quốc theo đề nghị của chính quyền nước này, và đang theo dõi chặt chẽ diễn biến”. Phát ngôn viên này cũng cho rằng đề xuất sửa đổi đang làm xói mòn hơn nữa chủ quyền “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông.

Các thành viên thuộc Ủy ban Điều hành Nghị viện Mỹ về Trung Quốc (CECC) cũng công khai phản đối dự luật này, cảnh báo bà Lâm rằng nó có thể “gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ giữa Mỹ và Hồng Kông”.

Phía Đài Loan cũng phản đối dự luật này vì cho rằng nó khiến cư dân của họ gặp rủi ro khi đến Hồng Kông. Quốc gia tự trị này từng chứng kiến nhiều công dân của mình bị cáo buộc phạm tội ở một số nước không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao bị dẫn độ về Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của Đài Loan.

Lin Caiyi, người đứng đầu Tổ chức Tự do Đài Loan, cho biết: “Năm năm trước, người Đài Loan chúng tôi đã ủng hộ phong trào dân chủ ô dù ở Hồng Kông. Chúng tôi luôn nhiệt liệt ủng hộ người dân Hồng Kông, cùng các bạn đứng lên biểu tình phản đối từ thời điểm đó. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng bạn phản đối Dự luật dẫn độ của Trung Quốc! Phản đối Dự luật dẫn độ của Trung Quốc!”

Minh Ngọc

Xem thêm: