Sau khi Vương Lập Quân chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ (đêm 6/2/2012), kế hoạch đảo chính của phe cánh cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân (phái Giang) nhắm vào ông Tập Cận Bình bị lộ, kéo theo một loạt thông tin liên quan đảo chính, ám sát được tiết lộ thông qua các kênh khác nhau. Có phân tích chỉ ra cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phối hợp cùng quân sư Tăng Khánh Hồng, đã ba lần lên kế hoạch nhằm hạ bệ ông Tập Cận Bình nhưng đều thất bại.

dai hoi 19, Tap Can Binh, Giang Trach Dan
Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Giang Trạch Dân tại Đại hội 19 ĐCSTQ (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Đài Phát thanh Hy Vọng (Sound of Hope) tại Mỹ có đăng bài phỏng vấn ông Tân Tử Lăng (Xin Ziling), nhà sử học của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và là cựu Giám đốc NXB Học viện Quân sự Trung Quốc, theo đó được học giả này cho biết phái Giang đã ba lần lên kế hoạch xử lý ông Tập Cận Bình, bao gồm: phát động chính biến của Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai hòng ép ông Tập từ chức; huy động các trưởng lão thiết lập “liên minh chống Tập” nhưng tan rã vì một số cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị không theo; ông Tăng Khánh Hồng cài người vào Đội Cảnh vệ Trung ương để ám sát Tập Cận Bình.

Tập kích lần đầu: Đảo chính Bạc và Chu thất bại, Tập nắm quân quyền

Trong thời gian “lưỡng hội” Trung Quốc năm 2016, trang “Thông tin Không biên giới” (Wujieliulan) tại Tân Cương thuộc hệ thống Văn phòng Internet Trung Quốc, được Ban Tuyên truyền Tân Cương tài trợ, đã bất ngờ đăng bức thư ngỏ yêu cầu ông Tập Cận Bình từ chức với lời lẽ đe dọa rằng “hãy nghĩ đến an toàn của ông và gia đình ông”.

Ông Tân Tử Lăng nói: Bức tâm thư này là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh quyền lực, trước khi có bức thư này đã có một cuộc thanh trừng quyết liệt của phái Giang đối với Tập Cận Bình. Tháng 2/2012 xảy ra vụ cảnh sát trưởng Trùng Khánh khi đó là ông Vương Lập Quân bỏ chạy vào Lãnh sự quán Mỹ, tiết lộ chuyện Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai liên kết cùng Bí thư Ban Chính pháp Trung ương Chu Vĩnh Khang phát động chính biến.

Ông cũng từng nhắc đến cuộc đảo chính quân sự không thể thực hiện mà không có quân đội, trong sự kiện này có tham gia của hai phó chủ tịch Quân ủy Trung ương khi đó là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu cùng Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Lệnh Kế Hoạch, còn hai nhân vật quan trọng đứng sau là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, nhưng họ đã thất bại. Sau khi ông Tập giành chiến thắng đã giành luôn được quyền kiểm soát quân sự.

Ông Tân Tử Lăng cho biết, sau cuộc đảo chính thất bại, hai thân tín thao túng quân đội của ông Giang Trạch Dân là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu đã bị mất quyền lực, và kế hoạch cải cách quân đội của ông Tập cũng dễ dàng thực hiện thuận lợi, xử lý được nhiều thân tín phái Giang trong quân đội.

Tập kích lần hai: Nguyên lão từ chối phế bỏ Tập, liên minh tan rã

Tập kích lần thứ hai của phái Giang là vào năm 2015, khi đó ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng muốn mượn Hội nghị nguyên lão Bắc Đới Hà, lôi kéo thêm các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị về hưu để cùng phế bỏ ông Tập Cận Bình (giống như trước đây ông Đặng Tiểu Bình phế bỏ ông Hồ Diệu Bang). Thời điểm đó Bí thư tỉnh Hà Bắc Chu Bản Thuận đã chuẩn bị chu đáo tài liệu phê bình chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình làm rối loạn và suy thoái nền kinh tế đất nước, khiến các các cán bộ mất tinh thần làm việc, v.v.

Có thông tin tiết lộ, ông Chu Bản Thuận cũng nằm trong danh sách nhân sự chính biến lần đầu của phái Giang cùng Bạc và Chu. Sau khi ông Tập xử lý Chu Vĩnh Khang đã bỏ qua Chu Bản Thuận. Cho đến trước Hội nghị Bắc Đới Hà năm 2015, phóng viên kỳ cựu tại Hồng Kông là ông Khương Duy Bình (Jiang Weiping) đã viết bài tiết lộ Chu Bản Thuận tham gia vào cuộc đảo chính thứ hai, đã chuẩn bị tài liệu mật chất vấn ông Tập Cận Bình (gọi là “quả bom chính trị”), từ đó mà ông Tập cảnh giác và đã thoát nạn.

Buổi tối ngày 24/7/2015, Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương thông báo ông Chu Bản Thuận “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” phải bị điều tra. Vậy là ông Chu Bản Thuận trở thành Bí thư tỉnh ủy đương nhiệm đầu tiên “ngã ngựa” sau Đại hội 18.

Ông Tân Tử Lăng cho biết, tại Hội nghị nguyên lão Bắc Đới Hà năm 2015, phái Giang muốn lôi kéo ông Hồ Cẩm Đào tham gia vào đấu tố ông Tập Cận Bình, nhưng ông Hồ Cẩm Đào kiên quyết từ chối, sau đó lại đến lượt các cựu lãnh đạo Lý Thụy Hoàn và Lý Bằng từ chối theo. Hệ quả là một số nguyên lão ban đầu muốn theo ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng cũng bỏ cuộc, cuối cùng ông Chu Bản Thuận đã bị bắt và “liên minh chống Tập” tan rã.

Tập kích lần thứ ba: Lính cảm tử của Tăng Khánh Hồng bị lộ

Vào “lưỡng hội” năm 2015 đã xảy một sự kiện nghiêm trọng, hệ quả là có đợt đại cải tổ Cục Cảnh vệ Trung ương. Nguyên nhân câu chuyện là ông Tăng Khánh Hồng có cài lại một “quân cờ” họ Lý trong quân Ngự lâm Bộ đội 8341, người này được cho là chiến sĩ cảm tử để ông Tăng Khánh Hồng phòng ngừa lúc biến cố không may, khi đó quân cờ sẽ được dùng để “làm chuyện lớn”.

Trong kế hoạch ứng phó với ông Tập, nhân vật chơi trò may rủi với số phận này có hai lựa chọn, một là khống chế ông Tập Cận Bình, hai là ám sát. Nguồn tin cho  biết, nhân vật này được lệnh ra tay hành động tại “lưỡng hội” vào năm 2015, nhưng cuối cùng âm mưu đã bị một “cán bộ cấp cao” trong quân đội tiết lộ. Nguyên nhân bị lộ vì “cán bộ cấp cao” phát hiện trong mấy đêm liền Quân 38 điều lính qua canh thay quân Ngự lâm. Hệ quả sau đó là đã có đợt cải tổ lớn Quân Cảnh vệ Trung ương 8341, thay đổi 80% – 90% cơ cấu lãnh đạo.

Theo ông Tân Tử Lăng, lý do có kịch bản này vì chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã tiếp cận sát bản thân ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Nhưng kết quả cả ba lần kế hoạch chính biến đều thất bại.

Trong nhiệm kỳ đầu, ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã dùng phong trào chống tham nhũng để loại bỏ toàn bộ thế lực chính biến phái Giang, trong đó những nhân vật quan trọng nhất gồm Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, và Tôn Chính Tài. Tại “lưỡng hội” Trung Quốc năm nay, ông Tập đã cho sửa đổi Hiến pháp loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, vì thế việc ông Tập tái nhiệm Chủ tịch nước, còn ông Vương Kỳ Sơn trở lại vũ đài chính trị trong vai trò Phó Chủ tịch nước được xem như là đòn đánh phủ đầu ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Tuyết Mai

Xem thêm: