Vào ngày 12/6, chính quyền Hồng Kông đã gây sốc cho cộng đồng quốc tế khi nổ súng, trấn áp bằng bạo lực những người dân biểu tình phản đối dự luật dẫn độ.

Tuy Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga xem cuộc kháng nghị lần này là bạo động, nhưng vẫn có hàng ngàn người dân kiên trì đến cùng, họ không sợ bị trấn áp và bày tỏ rằng phải đứng lên để bảo vệ Hồng Kông.

Cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình

Vào ngày 12/6, cảnh sát Hồng Kông đã nổ súng với những người dân biểu tình không có vũ khí, đã có khoảng 72 người bị thương, trong số đó có 2 người bị thương nặng. Vào 8 giờ tối ngày hôm đó, cảnh sát bắt đầu dọn dẹp hiện trường, đóng cửa khu Kim Chung, những người biểu tình rút về khu trung tâm.

Trên internet, cư dân mạng có đăng tải hình ảnh một thanh niên bị bắn vào mắt phải, máu chảy đầy trên mặt, người thanh niên cho hay: “Hiện mắt phải của tôi hoàn toàn không nhìn thấy gì cả.”

biểu tình Hồng Kông
(Ảnh: Youtube)

Theo tờ “TOPick”, thanh niên này kể lại tình hình khi đó: “Tôi đứng ngay phía đối diện cảnh sát, bởi vì giữa cảnh sát và người biểu tình không có ngăn cách nên sau đó những người biểu tình mang rào chắn đến để làm tuyến phòng thủ, cảnh sát đã nổ súng khi không hề có lời cảnh cáo nào cả, tôi bị bắn một phát trúng vào mắt phải, hiện còn đang chảy máu, không biết thị lực có bị ảnh hưởng hay không, tạm thời thì chưa biết họ dùng súng gì, nhưng hẳn là không phải đạn thật, có lẽ là đạn cao su, nhưng hiện nay mắt phải của tôi hoàn toàn không nhìn thấy gì cả.”

Theo bài báo trước đó trên tờ “Liberty Times”, có những cư dân mạng Hồng Kông đăng tải trên mạng hình ảnh một thanh niên máu chảy đầy mặt ngã xuống đất. Nguồn tin cho hay, nghi ngờ người bị trúng đạn là một sinh viên, anh này bị trúng đạn cao su vào mắt phải gây mất nhiều máu.

“Rõ ràng là phải bắn từ xa, nhưng cảnh sát lại cố ý đến gần rồi bắn”

Một người biểu tình khoảng 20 tuổi cho biết: “Vào chiều ngày hôm nay chính quyền đã nổ súng, họ dùng túi đạn, rõ ràng là phải bắn từ xa, nhưng họ lại cố ý đến gần rồi bắn, đây hoàn toàn trái với tinh thần chủ nghĩa nhân đạo, tôi không thể nào chấp nhận được việc này, vì vậy nên tôi phải đứng lên.”

Có người bày tỏ rằng: “Tôi nghi ngờ rằng cảnh sát được điều từ nơi khác đến, họ không hiểu tiếng Quảng Đông. Nếu như hiểu tiếng Quảng Đông mà vẫn làm vậy thì quá bất thường rồi, xã hội đen cũng không tồi tệ đến vậy.”

Hình ảnh nhóm hơn chục cảnh sát trấn áp 1 người dân biểu tình khiến cư dân mạng bị sốc

Trên mạng xã hội có đăng tải một đoạn clip cho thấy hơn chục cảnh sát trang bị vũ trang đuổi theo 1 người biểu tình, sau đó đè người này xuống đất rồi dùng dùi cui đánh.

Người đăng tải bài viết này cho hay: “Tôi là người Hồng Kông, đây là hình ảnh ghi lại trong cuộc tuần hành ngày hôm nay, nếu mọi người có bạn bè đang đi du lịch ở Hồng Kông, hãy nhớ nhắc nhở họ tránh các khu vực Kim Chung, Trung Hoàn, Causeway Bay và các khu vực lân cận. Là người dân địa phương, tôi muốn nói rằng thành phố này đã không còn phù hợp để mọi người đến du lịch nữa rồi, những ai có kế hoạch đến đây du lịch nên suy nghĩ kỹ.”

Các cư dân mạng xem xong hình ảnh này đều liên tục để lại những lời bình luận như giận dữ khi chứng kiến nhóm cảnh sát được trang bị vũ trang đánh đập người biểu tình không có vũ khí.

Ô dù Hồng Kông một lần nữa “tái xuất”

Ngày 13/6, tạp chí Time của Mỹ lấy chủ đề “The Resistance” (Cuộc phản kháng) khi đăng tải về cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông, trên trang bìa là hình ảnh một cây dù màu đen mở to rơi trên con đường đầy khói mù mịt.

.
Vào năm 2014, phong trào Ô dù nổi tiếng xảy ra ở Hồng Kông đã gây chấn động toàn cầu. Từ ngày 26/9–15/12/2014, người dân Hồng Kông đã tổ chức phong trào bất tuân dân sự nhằm giành quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu. Khi đó những người biểu tình thực hiện việc ngồi im lặng và tuần hành qua các tuyến đường chính nhằm giành quyền bầu cử lãnh đạo. Điều khiến những người biểu tình khi đó không ngờ đó là chính quyền Hồng Kông dùng bạo lực để trấn áp. Khi đó cảnh sát đã xịt hơi cay vào những người biểu tình không có vũ trang, họ đã dùng dù để che chắn, vì thế truyền thông gọi phong trào này bằng cái tên “Cách mạng ô dù” hoặc “Cuộc vận động ô dù”.

Trong cuộc vận động chống đạo luật dẫn độ lần này, người dân Hồng Kông lại một lần nữa đứng lên cầm dù lên để đòi quyền lợi chính đáng.

Thanh Vân

Xem thêm: