Năm nay là tròn 20 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc mở chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Suốt 20 năm qua, người tập Pháp Luân Công vẫn kiên định đi giảng rõ sự thật với toàn thế giới một cách ôn hòa. Còn tại Đại Lục, để duy trì cuộc đàn áp, chính quyền Trung Quốc không thể không sử dụng chiêu thuật gây áp lực cao và lừa dối dân chúng. Đối với Mỹ quốc, tự do tín ngưỡng là nền tảng lập quốc, các chính trị gia chính nghĩa cũng rất quan tâm đến cuộc đàn áp này. Dưới đây là một phần danh sách đông đảo chính khách trên thế giới lên tiếng vì Pháp Luân Công. Có thể nói, bức màn phán xét lớn đang bắt đầu.

diễu hành phản mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân công
Người tập Pháp Luân Công diễu hành nâng cao nhận thức của toàn thế giới về hành vi mổ cướp nội tạng do ĐCSTQ thực hiện nhắm vào những tù nhân lương tâm

Tổng thống Mỹ Trump: Đồng hành cùng người bị đàn áp

Ngày 17/7, trong dịp 20 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mở chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, tại Nhà Trắng Tổng thống Mỹ Trump đã gặp 27 người may mắn sống sót trong áp bức tôn giáo đến từ 17 quốc gia, trong đó có học viên Pháp Luân Công Trương Ngọc Hoa (Zhang Yuhua). Khi nhắc về vấn đề bảo vệ tự do tôn giáo, Trump cho biết về vấn đề tự do tín ngưỡng thì không Tổng thống nào thấu đáo như ông. Trump nói: “Tôi sẽ mãi mãi sát cánh bên mọi người”.

Trump gap nguoi tap Phap Luan Cong
Tổng thống Donnal Trump bắt tay học viên Pháp Luân Công Trương Ngọc Hoa (Zhang Yuhua)

Phó Tổng thống Mỹ Pence: Trung Quốc (Chính phủ) phải thay đổi

Ngày 18/7, Phó Tổng thống Pence phát biểu, bất kể mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung phát triển như thế nào, “người dân Mỹ sẽ luôn kiên định chung vai sát cánh với những người Trung Quốc có tín ngưỡng”. Trước đó ngày 10/7, Pence cũng đã phát biểu trong dịp đến thăm thành phố Lemur bang California: “Mỹ là ngọn hải đăng tự do của thế giới”, chính quyền Trump đã tuyên bố rõ ràng về vấn đề tự do tôn giáo, “Trung Quốc (Chính phủ) phải thay đổi”.

Pence-ministerial
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại Hội nghị Quốc tế cấp Bộ trưởng về Tự do tôn giáo hôm 18/7/2019. (Ảnh: Lynn Lin/Epoch Times)

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi: ĐCSTQ đang thách thức lương tri của thế giới

Ngày 17/7, khi nói về chiến dịch đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ, bà Pelosi cho biết đây là “thách thức đối với lương tri của thế giới”. “Nếu chúng ta không lên tiếng về vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc, sẽ không có lập trường đạo đức để thảo luận về các vấn đề ở những nơi khác nhau trên thế giới.

pelosi
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, một trong những lãnh đạo cao nhất của Đảng Dân chủ Mỹ (Ảnh: Youtube)

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo: Quan tâm nhất về tình hình Trung Quốc

Pompeo_ministerial
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Hội nghị quốc tế cấp Bộ trưởng về Tự do Tôn giáo hôm 18/7/2019. (Ảnh: (Lynn Lin/Epoch Times)

Ngày 13/3, Chính phủ Mỹ công bố “Báo cáo Nhân quyền các nước trên thế giới năm 2018”. Ông Pompeo cho biết: “Về vấn đề vi phạm nhân quyền, không đâu sánh được với ĐCSTQ.”

>> Nhân quyền TQ: Hoa Kỳ có dám nhìn thẳng vào sai lầm lịch sử?

Ngày 21/6, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố “Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế” năm 2018. Ông Pompeo phát biểu: “Kể từ khi ĐCSTQ thành lập đến nay luôn thể hiện thái độ thù địch cực độ đối với tất cả các tôn giáo tín ngưỡng. ĐCSTQ muốn họ là ‘Thần’ duy nhất. Tôi muốn cho tất cả những ai xem thường tự do tôn giáo biết: Mỹ đang theo dõi, các người sẽ bị truy cứu trách nhiệm.” Từ năm 1999 đến nay, trong Báo cáo thường niên về Tự do tôn giáo, Chính phủ Mỹ đều lên án chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, hàng năm đều liệt Trung Quốc vào “nước quan tâm đặc biệt” vi phạm tự do tôn giáo.

Vào ngày 18/7, Pompeo chỉ ra chiến dịch đàn áp tự do tín ngưỡng của ĐCSTQ là “vết nhơ thế kỷ”, là khủng hoảng nhân quyền tồi tệ nhất trong thời hiện đại. “ĐCSTQ không chỉ kiểm soát thân thể người Trung Quốc mà còn kiểm soát linh hồn của họ.”

Ngày 29/7, ông Pompeo phát biểu rằng việc đầu tiên ông làm mỗi sáng là lướt qua thông tin tình hình ở Trung Quốc.

>> Tại sao chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công?

Chính phủ Mỹ: Điều tra nghiêm ngặt, từ chối cấp và thu hồi thị thực của kẻ đàn áp nhân quyền

Ngày 21/7 trang mạng Minh Huệ (minghui.com) của Pháp Luân Công đưa tin, đoàn thể người theo Pháp Luân Công tại Mỹ đã căn cứ vào “Luật di dân, nhập cảnh vào Mỹ” và “Thông cáo Tổng thống Mỹ”, đệ trình danh sách những quan chức bức hại Pháp Luân Công như Lưu Vân Sơn, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, lên Chính phủ Mỹ. Quan chức Chính phủ Mỹ khẳng định mạng Minh Huệ là một nguồn thông tin đáng tin cậy, khen ngợi tài liệu mà các học viên Pháp Luân Công gửi là tài liệu rất chi tiết và rõ ràng, làm tốt nhất trong các nhóm tín ngưỡng bị đàn áp ở nhiều nước khác nhau. Quan chức Chính phủ Mỹ cũng cho biết, người thân trong gia đình như vợ/chồng con của người tham gia đàn áp nhân quyền cũng bị xếp vào đối tượng liên lụy trừng phạt.

>> Pháp Luân Công đệ trình danh sách chi tiết thủ phạm bức hại lên Chính phủ Hoa Kỳ

Ngày 31/5 mạng Minh Huệ đã ra thông báo: Một số nhóm tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ được thông báo rằng Chính phủ Mỹ dự định xét duyệt nghiêm ngặt hơn các đơn xin thị thực, từ chối cấp thị thực cho những thủ phạm bức hại nhân quyền và tôn giáo, bao gồm thị thực di dân và thị thực không di dân (như du lịch, thăm người thân, kinh doanh), người có visa (bao gồm cả người có thẻ xanh) cũng có thể bị từ chối nhập cảnh. Quan chức Chính phủ Mỹ còn cho biết: học viên Pháp Luân Công tại Mỹ có thể trình danh sách những kẻ bức hại.

Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc ban hành Dự luật trừng phạt kẻ vi phạm nhân quyền

Ngày 03/6, trang Weibo của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đã công bố “Luật Trách nhiệm giải trình nhân quyền Magnitsky toàn cầu” (The Global Magnitsky Human Rights Accountability Act). Dự luật ủy quyền cho Tổng thống Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với kẻ vi phạm nhân quyền không phải công dân Mỹ. Về biện pháp trừng phạt bao gồm cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản của cá nhân hoặc tổ chức có liên quan. Về đối tượng trừng phạt: quan chức chính phủ phụ trách đàn áp nhân quyền và những ai được giao nhiệm vụ, nhân viên hợp tác phi chính phủ; quan chức tham nhũng nghiêm trọng; và những người hỗ trợ điều kiện hoặc chuyển thu nhập bất hợp pháp hay hỗ trợ kỹ thuật khác cho những quan chức tham nhũng đó. Hiện tại có 28 quốc gia đã triển khai hoặc đang chuẩn bị triển khai “luật về trách nhiệm giải trình nhân quyền” tương tự như Mỹ.

>> Mỹ bảo vệ Pháp Luân Công trước thềm đàm phán thương mại Mỹ – Trung

Tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Toàn cầu về Tự do Tôn giáo

Từ ngày 16 đến 18/7, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai về Thúc đẩy Tự do Tôn giáo đã được tổ chức tại Washington, thành phần được mời tham dự gồm hơn 1000 đại diện xã hội dân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo và hơn 100 phái đoàn nước ngoài trong đó có một số học viên Pháp Luân Công. Đây là hội nghị nhân quyền quốc tế lớn nhất trong các hội nghị nhân quyền xưa nay từng được tổ chức tại Mỹ. Chủ đề thảo luận quan trọng nhất tại hội nghị này là vấn đề đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc. Vào tháng Bảy năm ngoái, Mỹ đã lần đầu tổ chức Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu về Tự do tôn giáo. Hội nghị đã đặc biệt lên tiếng nhắm vào ĐCSTQ, lên án chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ: Đài Loan là mô hình kiểu mẫu của thế giới về tự do tôn giáo

Từ ngày 11 đến 12/3, “Hội nghị khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương về bảo vệ tự do tôn giáo” do Mỹ và Đài Loan đồng tổ chức đã được tổ chức tại Đài Bắc với tham dự của 70 đại diện tôn giáo thuộc 15 quốc gia. Ông William Stanton, cựu Hội trưởng Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan cho biết, hội nghị được tổ chức tại Đài Loan lần này nhằm hướng vào ĐCSTQ, hội nghị này nhấn mạnh sự tương phản giữa hai bên eo biển về tự do tôn giáo. Ông Brown Baker, Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ cho biết, nên xem Đài Loan là mô hình kiểu mẫu của thế giới về tự do tôn giáo!

>> Sự tương phản rõ rệt trong nhà tù giữa hai bờ eo biển

Ủy ban Hành pháp của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC): Chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công

Ngày 20/7, Ủy ban Hành pháp của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC) đã ra tuyên bố cho biết: “Trong 20 năm qua, các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã phải chịu đựng ngược đãi nhân quyền kinh hoàng, không thể chấp nhận.” “ĐCSTQ nên ngừng đàn áp Pháp Luân Công, cho phép Liên Hợp Quốc thực hiện chiến dịch điều tra độc lập và minh bạch về các vi phạm nhân quyền mà Pháp Luân Công phải chịu trong 20 năm qua.”

Chủ tịch “Những người bạn của Pháp Luân Công” tại Mỹ: Ngày tàn của ĐCSTQ đang đến

Ngày 18/7, tại buổi mít tinh trước Quốc hội Mỹ ở Washington, chủ tịch của “Những người bạn Pháp Luân Công” là Alan Adler đã có bài phát biểu “20 năm là quá dài”. Ông cho biết: “Năm nay là một năm đầy hy vọng. Trong 6 tháng qua, chúng ta đã thấy sự chú ý chưa từng có của cộng đồng quốc tế đối với tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.” “Kể từ khi Pháp Luân Công bị đàn áp, Quốc hội Mỹ đã thông qua 5 chương trình nghị sự vào các năm 1999, 2002, 2004, 2010 và 2016 nhằm lên án ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công”. “Các thông tin được quan tâm nhất hiện nay là về các trại tập trung của ĐCSTQ, bằng chứng cưỡng bức thu nội tạng của giới chức ĐCSTQ, và các nỗ lực đấu tranh vì tự do và pháp trị của Hồng Kông và Đài Loan. Với làn sóng lên án ĐCSTQ như vậy, ngày tàn của ĐCSTQ đang đến.”

>> Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội Chống lại loài người

“Tòa án Nhân dân Độc lập” của Anh: ĐCSTQ phạm tội ác chống lại loài người

Ngày 17/6, “Tòa án Nhân dân Độc lập” ở London nước Anh đã ra phán quyết: Tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ đã được thành lập, hoạt động cưỡng bức lấy nội tạng tù nhân lương tâm trên quy mô lớn đã tồn tại trong nhiều năm và chưa chấm dứt, học viên Pháp Luân Công là nguồn cung cấp nội tạng chính. Sự quan tâm của truyền thông về vấn đề này đã đạt đến mức độ chưa từng thấy. Vài ngày sau thông báo phán quyết này, ít nhất đã có hơn 100 tổ chức thông tin trên toàn thế giới đưa tin.

Chính phủ Đức công khai lên án chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ

Ngày 20/7, quan chức Bộ Ngoại giao Đức, ông Bärbel Kofler đã ra thông cáo báo chí cho biết, thay mặt chính phủ Đức công khai lên án chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. “Trong 20 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã vô cùng tàn nhẫn đối với hoạt động tu luyện tọa thiền trong lĩnh vực tâm linh là Pháp Luân Công. Người tu luyện Pháp Luân Công đã bị bức hại, bị giam giữ mà không qua thủ tục pháp lý. Nhiều báo cáo chỉ ra họ đã bị tra tấn, thậm chí thiệt mạng trong khi bị giam giữ. Nhân dịp 20 năm đàn áp Pháp Luân Công, tôi chia sẻ lo lắng về tình trạng nguy hiểm vẫn hiện hữu đối với các học viên ở Trung Quốc.” Thông báo yêu cầu ĐCSTQ phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế và luật pháp Trung Quốc để đảm bảo nhân quyền, bao gồm cả nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công.

Nghị sĩ Quốc hội Canada: Tôi rất ủng hộ Pháp Luân Công

Canada là quốc gia đầu tiên lên tiếng cho Pháp Luân Công. Trong 10 năm liên tiếp, cứ đến “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” là cựu Thủ tướng Canada Harper đều gửi thư chúc mừng Pháp Luân Công. Vào đêm trước ngày 20/7 năm nay, Nghị sĩ Judy Sgro của Canada cho biết rằng chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ “là một chiến dịch đàn áp nhân quyền vô căn cứ và đầy bất công.” Những người không tôn trọng nhân quyền không nên được cấp visa cho đến Canada, những người đã có visa cũng nên bị thu hồi nếu chứng minh được họ là kẻ đã vi phạm nhân quyền. “Tôi luôn rất ủng hộ Pháp Luân Công vì tôi đã gặp nhiều học viên Pháp Luân Công.” “Chân – Thiện – Nhẫn là những giá trị cơ bản mà tất cả người Canada tán đồng.”

Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Thụy Sĩ: Nước chảy đá mòn

Trong một lá thư gửi các học viên Pháp Luân Công, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Thụy Sĩ là Freising đã viết: “Tôi hy vọng rằng những người dũng cảm bảo vệ Chân – Thiện – Nhẫn vẫn giữ mãi hy vọng tràn đầy bất chấp bị đối xử bạo lực, vẫn luôn kiên định giữ lấy giá trị của mình, bởi vì lịch sử vẫn chứng minh cho chúng ta thấy rằng: theo thời gian, giọt nước cũng có thể làm thủng đá.

Chính trị gia Úc: Chính trị tàn bạo không thể tồn tại lâu bền

Foley, chủ tịch của Liên minh Bảo vệ Gia đình Truyền thống Úc với gần 10.000 hội viên trên khắp nước Úc, đã bày tỏ sự khâm phục đối với lòng can đảm của các học viên Pháp Luân Công trong đấu tranh ôn hòa chống bức hại và đi kể sự thật. Ông nói rằng những người Úc có nhu cầu cấy ghép tạng phải hiểu rõ: trước khi ĐCSTQ có thể cung cấp bằng chứng rằng họ không còn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, mọi người không nên hợp tác với các tổ chức y tế của họ. Lịch sử đã chứng minh, chính quyền tàn bạo sẽ không bao giờ tồn tại được lâu bền. Ông hy vọng chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công sẽ sớm kết thúc.

Nghị sĩ Nhật Bản: Công bố những hành động độc ác của ĐCSTQ

Ông Maruyama Hiroaki là thành viên của Hội đồng thành phố Zushi ở tỉnh Kanagawa của Nhật Bản là người từ lâu đã lo ngại về việc mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công. Hồi tháng 7/2017, ông và một số nhân viên truyền thông cùng nghị sĩ Nhật Bản đã thành lập một tổ chức xã hội dân sự mang tên “Chấm dứt y tế giết người”, đến ngày 20/7/2019 đã có 113 nghị viên tại các địa phương thuộc 77 khu vực tham gia, họ đã đệ trình lên Quốc hội Kiến nghị về chính sách cấy ghép nội tạng; ít nhất 600 bác sĩ đã tham gia ký tên và cùng tuyên bố rằng “Phải chấm dứt việc giết người nhân danh điều trị y tế”.

Đạo diễn Bắc Triều Tiên: ĐCSTQ phải giải tán

Ngày 20/7, trước quảng trường chính quyền Thủ đô Seoul, gần 1.000 học viên Pháp Luân Công tại Hàn Quốc đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm chống bức hại. “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Seong-san Jeong, đạo diễn phim đến từ Bắc Triều Tiên nói, ông biết rằng có nhiều người ở Bắc Triều Tiên cũng đang tập Pháp Luân Công, ông muốn làm phim về chủ đề này cho khán giả xem, mới bắt đầu hiểu về Pháp Luân Công. Ông cho biết ĐCSTQ quá tệ hại, tổ chức như vậy chắc chắc phải tan rã. Ông chỉ ra rằng hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công là tội ác ghê tởm nhất của ĐCSTQ, chỉ khi tổ chức tội ác này bị diệt thì thế giới mới được hòa bình.

Chính trị gia Đài Loan: Các học viên Pháp Luân Công có dũng khí vô địch

Từ ngày 13/7, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan đã tổ chức các hoạt động tại 6 thành phố bao gồm Kim Môn, Chương Hóa, Đài Nam, Cao Hùng, Bính Đông, và Đài Bắc để tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ hại chết, qua đó kêu gọi thế giới tiếp tục gìn giữ thiện niệm, gìn giữ lương tri chính nghĩa, cùng nhau ngăn chặn chiến dịch bức hại. Ủy viên thành phố Đài Bắc Zhang Maunan (Trương Mậu Nam) cho biết, khi các học viên Pháp Luân Công đứng lên chống lại sự chuyên chế của ĐCSTQ là đã có dũng khí vô địch, cho thấy phong thái đầy dũng cảm.

Ủy viên lập pháp Chen Ting-fei nhận định rằng xung quanh bà có rất nhiều học viên Pháp Luân Công, ngoài việc luyện công họ còn kiên định nỗ lực sửa chữa gìn giữ thân tâm trong sạch, tạo ảnh hưởng rất tích cực đối với cảm hóa xã hội. Bà cho biết: “Tôi cảm thấy số lượng học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan những năm gần đây đang tăng lên, tầm ảnh hưởng ngày càng lớn hơn.

Tuyết Mai

Xem thêm: