Theo quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung Quốc và nhân viên nghiên cứu của Chính phủ Trung Quốc, kế hoạch “Một vành đai, một con đường” đang đối mặt với thách thức tài chính rất nghiêm trọng.

VCG111100360195
(Ảnh: Epoch Times)

Theo trang South China Morning Post (SCPM), tại một diễn đàn kinh tế được tổ chức ngày 12/4 tại Quảng Châu, Trung Quốc, cựu chủ tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc là ông Lý Nhược Cốc (Li Ruogu) có nói, đa số các quốc gia dọc theo “Một vành đai, một con đường” đã không còn tiền để chi trả cho các dự án mà họ tham gia nữa.

Ông cho biết, nhiều quốc gia đã ngập trong nợ, cần phải có tư nhân đầu tư vào. Ông nói thêm, tỷ lệ nợ trung bình của các nước này (liability ratio) và tỷ suất nợ (debt ratio) lần lượt là 35% và 126%, vượt xa mức cảnh báo toàn cầu là 20% và 100%.

“Tìm cách gây quỹ phát triển cho các nước này là một nhiệm vụ vô cùng lớn”, ông Lý Nhược Cốc chia sẻ.

Ông Vương Nhất Minh – Phó chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc phát biểu tại diễn đàn cho biết, mặc dù nhiều dự án thuộc sáng kiến “Một vành đai, một con đường” là do các cơ cấu tài chính chủ chốt cung cấp vốn, nhưng mỗi năm vẫn thiếu 500 tỷ đô la Mỹ. Ông Vương Nhất Minh nói, tỷ suất nợ của các nước tham dự các dự án trong “Một vành đai, một con đường” tương đối cao. 

Các nước tham dự liên tiếp hủy bỏ dự án

Tháng 12 năm ngoái, chỉ trong vài tuần ngắn ngủi, Pakistan, Nepal và Myanmar đã lần lượt xác nhận hủy bỏ các dự án thủy điện lớn của các công ty Trung Quốc. Những dự án này đều nằm trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường”.

Mặc dù mỗi nước đều có nguyên nhân chính trị và kinh tế khác nhau khi hủy bỏ các dự án này, tuy nhiên có một nhân tố chung là những nước này đã ngày càng ý thức được việc mời Trung Quốc xây dựng sửa chữa các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ sẽ khiến họ phải trả giá rất đắt.

Theo truyền thông địa phương đưa tin, ông Muzammil Hussain – Giám đốc Cục Phát triển Thủy điện Pakistan đã nói trước Ủy ban Chính sách công của nước này rằng, các công ty Trung Quốc tham dự vào các dự án đã có những quy định về điều kiện tài chính rất ngặt nghèo, bao gồm việc yêu cầu lấy con đập mới xây và con đập hiện hành để bảo lãnh vay vốn.

Một khi không thể trả nợ được, những nước vay nợ sẽ đối mặt với khó khăn khi phải giao tài sản cho Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, vì không cách nào trả nợ nên Sri Lanka đã chính thức trao Cảng Hambantot – một cảng chiến lược của Sri Lanka – cho Trung Quốc. Nhiều kênh truyền thông bình luận nói, đây là một ví dụ điển hình cho việc Trung Quốc dùng cách rải tiền ra nước ngoài để thực thi chủ nghĩa đế quốc.

Giáo sư Brahma Chellaney thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách New Delhi có đăng một bài viết trên The Japan Times nói, cách mà Trung Quốc cho vay tiền không giống với cách làm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, đó là chỉ nhắm vào những tài nguyên thiên nhiên có tính chiến lược quan trọng và có giá trị lâu dài. Ví dụ như Cảng Hambantot nằm trên tuyến thương mại Ấn Độ Dương, nối liền châu Âu, châu Phi và Trung Đông. 

Các doanh nghiệp nước ngoài không cách nào cùng hưởng lợi

Thực tế, tuyệt đại đa số các doanh nghiệp Trung Quốc được hưởng lợi từ “Một vành đai, một con đường”, các doanh nghiệp nước ngoài dường như không cách nào cùng hưởng được lợi ích từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong “Một vành đai, một con đường”.

Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh đưa tin, “Một vành đai, một con đường” liên quan đến các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại 34 nước châu Á, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (Center for Strategic and International Studies, CSIS), trong các nhà thầu trúng thầu các công trình, có tới 89% là công ty Trung Quốc, chỉ có 11% là công ty thuộc các nước khác.

Nghiên cứu của CSIS cho thấy, lời nói và hành động của Trung Quốc có sự khác biệt rất lớn. Ông Jonathan Hillman, Giám đốc của CSIS chia sẻ: “Mặc dù phát biểu về ‘Một vành đai, một con đường’ của phía chính phủ là cởi mở, nhưng vẫn là nỗ lực lấy Trung Quốc làm trung tâm”.

Tuyết Mai

Xem thêm: