Gần đây tại Trung Quốc xuất hiện nhiều tranh luận về “chế độ làm việc 996”, Mã Vân (Jack Ma) nói làm việc theo “chế độ 996” là một may mắn lớn. Nhà kinh tế học Lâm Thái Nghi (Lin Caiyi) cho rằng “chế độ 996” là một loại văn hóa tẩy não, giải thích của Jack Ma đối với “chế độ 996” này tồn tại 3 nghịch lý lớn.

ma van luu cương dong
Người sáng lập Alibaba Jack Ma và CEO của JD.COM Lưu Cường Đông (Ảnh từ internet)

Cái gọi là “chế độ 996” chính là, 9 giờ sáng bắt đầu làm việc đến 9 giờ tối mới nghỉ, mỗi tuần làm việc 6 ngày. Tổng cộng mỗi tuần làm việc 72 giờ.

Bắt đầu từ tháng 4 năm nay, các lập trình viên Trung Quốc đang làm việc các công về internet của nước này đã phát động một dự án tẩy chay ‘chế độ  996’, họ hy vọng có thể duy trì quyền lợi của người lao động. Các lập trình viên còn xây dựng một trang web có tên miền 996.ICU, trên trang web này tố cáo việc làm thêm giờ là vi phạm pháp luật và tạo thành tổn thương cho người lao động, từ ý nghĩa mặt chữ có thể giải thích là làm việc theo “chế độ 996”, rồi cuối cùng là vào ICU (Đơn vị hồi sức cấp cứu, chăm sóc đặc biệt hoặc điều trị tích cực).

Chủ của các công ty Internet đã phản ứng với sự bất mãn của nhân viên.

Người đầu tiên lên tiếng là CEO Vương Tiểu Xuyên (Wang Xiaochuan) của Sougou (công cụ tìm kiếm đứng thứ 2 sau Baidu tại Trung Quốc), vị này biểu thị sự bất mãn đối với người lao động: “Chạy ra ngoài nói những lời vô ích thì tính làm gì? Có gan thì hãy mau biến đi chỗ khác.”

Sau đó, ngày 12/4, toàn văn bài phát biểu chia sẻ nội bộ của ông chủ của Alibaba là Jack Ma bị rò rỉ ra ngoài, Jack Ma nói, “chế độ làm việc 996” là “phúc báo mà mỗi người chúng ta tu được”, được lựa chọn một công ty đứng đầu Trung Quốc như Alibaba hôm nay là phải trả giá; tối ngày 12/4, Jack Ma tiếp tục liên tiếng về “chế độ 996” trên Weibo, “bất cứ công ty nào đều không nên, cũng không thể cưỡng chế công nhân làm theo ‘chế độ 996’”, Jack Ma “không bao biện cho ‘chế độ 996’, nhưng biểu thị sự kính trọng tới những người phấn đấu!”

Cùng ngày, CEO Lưu Cường Đông của trang thương mại điện tử JD cũng đăng một bài viết nói về quá trình khởi nghiệp của mình, ông nói sẽ không cưỡng chế nhân viên làm theo “chế độ 996”, nhưng cần phải có tinh thần phấn đấu hết mình.

Ngày 14/4, trang web của tờ Liên hợp Tảo báo tại Singapore đăng bài viết của tác giả Lâm Thái Nghi, học giả kinh tế người Trung Quốc này chỉ thẳng ra “chế độ làm việc 996” là văn hóa tẩy não.

Lâm Thái Nghi phản bác “chế độ làm việc 996”, đồng thời chỉ ra 3 nghịch lý trong giải thích của Jack Ma đối với chế độ làm việc này:

Thứ nhất: “Trên thế giới này, mỗi người chúng ta đề hy vọng thành công, đều mong muốn cuộc sống tốt đẹp, đều mong muốn được người khác tôn trọng.”

Lâm Thái Nghi nói: Mong muốn cuộc sống tốt đẹp, mong muốn được tôn trọng, là nguyện vọng của mỗi người, cũng là quyền lợi của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, “thành công” mà Jack Ma nói là sự việc của số ít người, trong khi đó thế giới này là do những người “không thành công” trong mắt ông ta cấu tạo thành; có tiền, có danh tiếng hoặc là có cả hai là chỉ là con số rất ít. Định nghĩa “thành công” thành mục tiêu cuộc đời, sẽ dẫn dắt bạn trả phải phó xuất một cách không biết dừng một cách sai lầm, cuối cùng, phần lớn đều sẽ không có được báo đáp như kỳ vọng.

Thứ hai: “Chỉ khi bạn trả cái giá lớn, thì mới có được báo đáp, bạn không phải trả giá, bạn không thể nào có được báo đáp.”

Lâm Thái Nghi phản bác: Trong cuộc sống, tình huống xác suất cao là: Bạn trả cái giá rất lớn, nhưng bạn không có được báo đáp mà bạn mong muốn. Rất nhiều người kỳ vọng điều trên cả tốt đẹp với xác suất “thành công” nhỏ, nhưng rủi ro của loại xác suất lớn lại không được dự báo đầy đủ. Trong khi đó, khuyến khích người lao động đồng ý mạo hiểm để có được xác suất thành công nhỏ lại tương đối phù hợp với lợi ích của người sử dụng lao động.

Thứ 3: “Làm việc ở Alibaba 10 năm, chấp nhận ‘chế độ làm việc 996’ thì chính là sự trưởng thành.”

Lâm Thái Nghi cho biết: Sự thành công của Alibaba chỉ đại diện cho một giá trị quan nào đó, chấp nhận loại giá trị quan này không đại diện cho sự trưởng thành, không chấp nhận giá trị quan này cũng không đại biểu cho sự sa ngã. Sự cởi mở và văn minh của xã hội nằm ở chỗ tiếp nạp các giá trị quan khác nhau, bạn có thể lựa chọn phấn đấu hết mình để thành công; tôi có thể lựa chọn thỏa mãn trong mọi tình cảnh, sống một cuộc sống giản dị và làm một người bình thường, chỉ cần cuộc sống của tôi không làm tổn thương đến người khác, thì lựa chọn của tôi nên được người khác tôn trọng. Một số doanh nghiệp mượn cái gọi là văn hóa doanh nghiệp để thống nhất tư tưởng của nhân viên, lấy các loại danh nghĩa như “cảm giác sứ mệnh”, “thành công”, “tinh thần đồng đội”, v.v, để tước đoạt quyền lợi hợp pháp của nhân viên, về bản chất là trái với tinh thần khế ước của kinh doanh hiện đại. Sức mạnh ràng buộc của doanh nghiệp đối với người lao động chỉ nằm ở kỷ luật lao động và đánh giá hiệu suất, chứ không có quyền lực tẩy não nhân viên, để yêu cầu nhân viên phải chấp nhận giá trị quan của người lãnh đạo.

Huệ Anh

Xem thêm: