Đây là một cuộc thỉnh nguyện gây chấn động Trung Quốc, từng được truyền thông quốc tế coi là một bước tiến lớn về nhân quyền của Trung Quốc, sau đó bị lợi dụng để phát động cuộc đàn áp nhắm vào hơn 100 triệu người dân Trung Quốc. Đó chính là cuộc thỉnh nguyện Trung Nam Hải.

Quốc tế nhìn nhận

Vào ngày 25/4/1999, 10.000 người tập Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc và những nơi khác đã đến Văn phòng Kháng cáo Nhà nước ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa nhằm kháng nghị việc những người tập Pháp Luân Công bị cảnh sát quấy nhiễu và đặc biệt bị bắt bớ tại Thiên Tân.

Kể từ sau phong trào sinh viên năm 1989 bị đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn, cuộc thỉnh nguyện 25/4/1999 được xem là sự kiện thỉnh nguyện có quy mô lớn nhất tại Trung Quốc, dù chỉ có chưa tới 0,02% số người tập Pháp Luân Công tại nước này tự phát tham gia.

Điều khiến người ta chú ý là trong các hình ảnh tư liệu, những người tập Pháp Luân Công đã xếp hàng rất trật tự, thậm chí không có băng rôn biểu ngữ nào được mang theo. Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Chu Dung Cơ đã bước ra khỏi cổng Trung Nam Hải, đứng trước toàn thể người thỉnh nguyện và yêu cầu họ cử ra đại diện để vào nói chuyện.

Cuộc thỉnh nguyện chấn động Trung Nam Hải và cuộc diễu hành cảm động Nhà Trắng
Những người tập Pháp Luân Công đã xếp hàng rất trật tự, không có băng rôn biểu ngữ nào được mang theo.

Ông Chu Dung Cơ sau đó đã nhanh chóng đồng ý yêu cầu cảnh sát không quấy nhiễu, thả tự do cho người tập Pháp Luân Công ở Thiên Tân, đồng thời cho phép các sách của môn tập này được xuất bản trở lại.

Truyền thông thế giới gọi đây là sự kiện thỉnh nguyện gây chấn động Trung Nam Hải, và bày tỏ khen ngợi đối với cách xử sự của chính quyền Trung Quốc, cho rằng đây là một bước tiến lớn về nhân quyền của nước này.

Tuy vậy chỉ sau đó ít lâu, lợi dụng cuộc thỉnh nguyện này làm cái cớ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã bất chấp sự phản đối của các Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999.

  • Mời xem video: Bí mật phía sau cuộc Đại Thỉnh Nguyện của Pháp Luân Công

Nội tình

Pháp Luân Công là một môn khí công được truyền ra tại Trung Quốc vào năm 1992, trong cao trào khí công tại Trung Quốc. Trong một thời gian ngắn, số lượng người theo tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã trở nên rất đông.

Các thống kê khác nhau cho thấy số lượng người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào năm 1999 là từ 70-100 triệu người, nhiều hơn cả số đảng viên ĐCSTQ bấy giờ.

Một cuộc diệt chủng "lạnh" đang diễn ra tại Trung Quốc
Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước cuộc đàn áp.

Do lo sợ và đố kỵ, từ rất sớm, Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã tìm mọi cách để phát động cuộc đàn áp nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công.

Năm 1997, ông La Cán lệnh cho Bộ Công an ĐCSTQ phải tiến hành một cuộc điều tra nội bộ đối với Pháp Luân Công, để quyết định Pháp Luân Công có phải là một “tà giáo” hay không, cuộc điều tra đã phải tạm dừng vì không có chứng cớ. Ngày 21/7/1998, Văn phòng số 1 của Bộ Công an Trung Quốc phát hành thông tư số 555/1989 với tựa đề “Chú ý về điều tra Pháp Luân Công” cùng lời tuyên bố sẵn Pháp Luân Công là một tà giáo, song lại yêu cầu tất cả các điều tra viên phải tìm ra được bằng chứng nhằm chứng minh lời tuyên bố trên. Thông tư này đã khiến lực lượng công an trên toàn quốc ra quân đàn áp, giải tán các điểm tập luyện dù không có bất kỳ chứng cứ phạm pháp nào.

Tuy nhiên sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công trong quần chúng là rất lớn. Nửa cuối năm 1998, một nhóm cán bộ hưu trí do cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Kiều Thạch dẫn đầu đã thực hiện điều tra tìm hiểu về Pháp Luân Công và đi đến kết luận rằng Pháp Luân Công hoàn toàn có lợi cho quốc gia, đồng thời giao báo cáo điều tra cho ông Giang Trạch Dân. Ông Kiều Thạch viết “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra và còn ghi thêm rằng “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”.

Bấy giờ, Cựu Ủy viên Bộ Chính trị La Cán vì muốn lập công với Giang Trạch Dân, nên đã trở thành người tiên phong trong việc tiến hành gài bẫy người tập Pháp Luân Công, từ đó lấy lý do để triển khai cuộc đàn áp. Ông yêu cầu Hà Tộ Hưu viết bài bôi nhọ Pháp Luân Công đăng trên tạp chí của Học viện Giáo dục Thiên Tân, rồi bắt 45 người đi phản ánh sự việc và đánh trọng thương nhiều người khác. Khi người tập Pháp Luân Công tại các nơi thỉnh nguyện yêu cầu Thiên Tân thả người thì công an đã gợi ý cho họ đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và nhấn mạnh chỉ có Bắc Kinh mới giải quyết được việc này.

Suốt vài ngày, dòng người tập Pháp Luân Công tự phát từ khắp nơi đổ về trung tâm thành phố Bắc Kinh, sáng ngày 25/4 thì đã có đông đảo người tới nơi. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát và công an lại yêu cầu những người này không đứng ở văn phòng thỉnh nguyện bên ngoài Trung Nam Hải, mà dẫn đường cho họ tiến vào Trung Nam Hải, cuối cùng hình thành nên điều mà sau này bị ĐCSTQ mô tả là “cuộc tổng tấn công Trung Nam Hải”.

Tuy nhiên, theo các tư liệu và nhân chứng có mặt tại hiện trường vào ngày hôm đó, thì những người tham gia kháng nghị là tự phát đến Bắc Kinh, hoàn toàn không có tổ chức, khẩu hiệu hay biểu ngữ. Họ theo hướng dẫn của cảnh sát đứng yên, trật tự vòng quanh hai bên cổng chính của Trung Nam Hải.

Tại sao chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công?
Hình ảnh tư liệu về cuộc thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải.

Khoảng 8h sáng, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã bước ra đứng trước toàn bộ người tập Pháp Luân Công. Điều đó cho thấy chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ hoàn toàn yên tâm về cuộc thỉnh nguyện của Pháp Luân Công. Ông Chu Dung Cơ dẫn 3 người đi kháng nghị vào trong nói chuyện, từ đó phát hiện ra rằng vấn đề ở Thiên Tân dù có chỉ thị xử lý nhưng ông La Cán lại không thực hiện.

Thủ tướng Chu Dung Cơ sau khi hiểu rõ tình hình đã để cho Cục Xử lý Khiếu nại nói chuyện với họ. Hơn 8h tối, hội đàm kết thúc, sau khi biết những người tập Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã được thả, đám đông cũng nhanh chóng giải tán và hiện trường rất sạch sẽ.

Tuy nhiên, sự kiện ngày 25/4/1999 đã trở thành cái cớ cho ông Giang Trạch Dân và phe cánh tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Giang đã đề ra chiến lược “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” nhằm “tiêu diệt” môn khí công này trong vòng 3 tháng.

Rất nhiều sách của Pháp Luân Công đã bị tiêu hủy, thông tin về Pháp Luân Công cũng bị phong tỏa, các kênh truyền thông của nhà nước liên tục phát các chương trình bôi nhọ và vu khống Pháp Luân Công, những người theo tập bị tịch thu tài sản, đuổi việc và sách nhiễu. Nếu không chịu từ bỏ đức tin của mình, họ thậm chí bị bắt, tra tấn và giết hại.

Động thái từ quốc tế

Trong suốt hơn 20 năm bị đàn áp tại Trung Quốc, Pháp Luân Công đã nhận được nhiều ủng hộ từ quốc tế do sự thỉnh nguyện tại khắp nơi trên thế giới của những người theo tập. Đặc biệt, cộng đồng quốc tế rất lưu ý tới tội ác thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm, những người bị bắt chỉ vì đức tin, trong đó nạn nhân chủ yếu là những người tập Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ.

Một cuộc diệt chủng "lạnh" đang diễn ra tại Trung Quốc
Nhóm Pháp Luân Công thường xuyên xuất hiện trước cộng đồng quốc tế với các hình ảnh là bằng chứng cho thấy sự tra tấn và giết hại đối với những người thuộc nhóm này.

Đến nay, cộng đồng quốc tế đã hiểu rất rõ về tội ác của ĐCSTQ. Tuy nhiên do sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc, nhiều nước đã phải dùng hình thức lên án thay vì có những hành động mạnh mẽ hơn đối với nước này. Một số nước đã sửa đổi luật pháp để cấm không cho công dân của mình đến Trung Quốc ghép tạng. Dưới đây là những buổi điều trần, làm chứng và các điều luật hay nghị quyết được cộng đồng quốc tế đưa ra về vấn đề thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, liệt kê theo trình tự thời gian:

2008: Israel thông qua luật ghép tạng, chặn đứng việc người Israel tới Trung Quốc du lịch ghép tạng.

2010: Tây Ban Nha chỉnh sửa Quy tắc xác định tội phạm để ứng biến với việc du lịch ghép tạng và buôn bán nội tạng.

9-2012: Điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ – “ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm và tử tù”.

11-2012: Làm chứng trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ – “ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm và tử tù”.

mổ cướp nội tạng
Hạ viện Mỹ.

12-2012: Điều trần trước Ủy ban Chuyên trách về Trung Quốc CECC – “Pháp Luân Công tại Trung Quốc: Xem xét lại và cập nhật”.

1-2013: Điều trần trước Nghị viện châu Âu – “Trung Quốc đàn áp tôn giáo: Một câu chuyện đáng sợ”

2-2013: Điều trần trước Ủy ban Nhân quyền Quốc tế Canada.

12-2013: Nghị quyết của Nghị viện châu Âu về nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm và các nhóm dân tộc thiểu số.

2-2014: Hạ viện bang Illinois, Mỹ, thông qua nghị quyết HR0730 lên án nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc, kêu gọi chính quyền Mỹ điều tra và chấm dứt nạn thu hoạch tạng từ người tập Pháp Luân Công.

3-2014: Ủy ban Nhân quyền Thượng viện Ý thông qua nghị quyết tuyên bố ĐCSTQ đã thu hoạch hàng chục ngàn nội tạng từ tù nhân lương tâm, và yêu cầu chỉnh phủ có biện pháp ứng biến.

10-2014: Đại hội đồng Pennsylvania, Mỹ, thông qua nghị quyết của Hạ viện số 1052, lên án việc thu hoạch tạng tại Trung Quốc.

2015: Đài Loan sửa đổi và công bố Đạo luật Cấy ghép tạng

6-2016: Điều trần trước Ủy ban Ngoại giao Mỹ – “Thu hoạch nội tạng: Nghiên cứu về một hành vi tàn bạo”

6-2016: Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm.

7-2016: Nghị viện châu Âu tuyên bố chính quyền Trung Quốc cần chấm dứt việc thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm.

mổ cướp nội tạng
Nghị viện châu Âu.

12-2016: Nghị viện Ý thông qua luật trừng phạt bất cứ ai bán nội tạng từ người sống trái phép, với hình phạt và án tù nghiêm khắc.

2016: Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh kết luận về tội ác thu hoạch nội tạng, khuyến nghị Quốc hội và Nữ hoàng Anh khẩn cấp xem xét các biện pháp nhằm buộc chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và chấm dứt hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

2017: Na Uy sửa đổi luật Ghép tạng, áp dụng hiệp định chống buôn bán nội tạng người.

2017: Trung tâm nhân quyền Raoul Wallenberg, Canada, lên tiếng về nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc

2017: Hiệp hội Luật sư Nhân quyền Úc thông cáo về nạn Thu hoạch nội tạng và Du lịch ghép tạng

2018: Tổ chức Luật Nhân Quyền, Mỹ, tuyên bố về tội ác mổ cướp tạng của chính quyền Trung Quốc

2018: Tổ chức nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, Mỹ, lên án nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc

2018: Hiệp hội nhân quyền quốc tế ISHR, cơ quan quan sát của Hội đồng Châu Âu và là ủy viên Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc, chính thức lên án nạn mổ cướp nội tạng do ĐCSTQ hậu thuẫn đối với các tù nhân lương tâm.

2-2018: Hạ viện bang Arizona, Mỹ, thông qua nghị quyết HCM2004, yêu cầu nhà làm luật liên bang phản ứng và điều tra việc thu hoạch tạng tại Trung Quốc; thông qua luật cấm người dân Mỹ du lịch ghép tạng nếu nguồn gốc của tạng không thể truy nguyên; cấm các bác sĩ liên quan tới việc thu hoạch tạng tại Trung Quốc được vào Mỹ.

3-2018: Công ước chống Buôn bán Nội tạng Người do Ủy hội châu Âu thông qua vào 3-2015 chính thức có hiệu lực. Công ước này yêu cầu các nhà nước trên thế giới phải hình sự hóa hành vi thu hoạch nội tạng và môi giới nội tạng.

5-2018: Thượng viện bang Missouri, Mỹ, thông qua nghị quyết SCR28, kêu gọi chấm dứt việc thu hoạch tạng tại Trung Quốc, chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về tội ác này, và hứa sẽ cấm những ai tham gia vào hành vi thu hoạch tạng được tới bang này.

2018: Tổ chức Luật Nhân Quyền, Mỹ, tuyên bố về tội ác mổ cướp tạng của chính quyền Trung Quốc

2018: Tổ chức nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, Mỹ, lên án nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc

2018: Hiệp hội nhân quyền quốc tế ISHR, cơ quan quan sát của Hội đồng Châu Âu và là ủy viên Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc, chính thức lên án nạn mổ cướp nội tạng do ĐCSTQ hậu thuẫn đối với các tù nhân lương tâm.

4-2019: Hạ viện Bỉ thông qua dự luật cấm du lịch ghép tạng

5-2019: Séc vận động thông qua dự luật sửa đổi về cấy ghép tạng

10-12-2019: 29 nghị sĩ và một thành viên của Nghị viện châu Âu từ Litva đã tố cáo sự đàn áp các tôn giáo, tín ngưỡng tại Trung Quốc như Pháp Luân Công, Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, và gửi lời kêu gọi chấm dứt những hành vi vi phạm nhân quyền tại quốc gia này.

1-2020: Pháp sửa Luật Đạo đức Sinh học để ứng phó với nạn du lịch cấy ghép, trong đó công dân Pháp có thể ra nước ngoài để tiếp nhận tạng không rõ nguồn gốc, gián tiếp đồng lõa với tội ác thu hoạch nội tạng.

6-2020: Áo và Bỉ lên tiếng về hoạt động thu hoạch nội tạng của chế độ Bắc Kinh.

20-7-2020: “Liên minh Liên Nghị viện về vấn đề Trung Quốc” bao gồm một nhóm các nhà lập pháp cấp cao tới từ 8 quốc gia kêu gọi chú ý tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

15-9-2020: 65 nghị sĩ Quốc hội Pháp ký dự luật chặn tội ác thu hoạch nội tạng.

15-2-2021: Bản sửa đổi “Dự luật về Thuốc và Thiết bị Y tế” (Medicines and Medical Devices Bill) của Vương quốc Anh chính thức có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Anh ban hành điều luật nhằm chống lại việc đồng lõa với tội ác mổ cướp nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

6-5-2021: Thượng viện Canada thông qua dự luật chống buôn bán nội tạng quốc tế S-204.

14-6-2021: 12 đặc phái viên và chuyên gia Liên Hợp Quốc lên tiếng về tội ác thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm do chế độ cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn, nhắm vào “người tập Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồi giáo và Kitô giáo”.

6-2021: Hơn 70 tổ chức dân sự đã gửi thư tới các nghị sĩ Hoa Kỳ, kêu gọi đồng bảo trợ cho Dự luật Chấm dứt Cưỡng bức Thu hoạch tạng 2021. Đáng chú ý trong các tổ chức dân sự này có liên minh của hơn 100 tổ chức người Việt ở hải ngoại.

Minh Nhật

Xem thêm:

Mời xem video: