Vừa bắt giữ quản lý cấp cao, vừa bắt tay nói hòa hoãn, mối quan hệ Mỹ – Trung đầy phức tạp khiến cho nhiều người cho rằng đôi bên tạm dừng chiến tranh thương mại hướng tới trạng thái hòa hoãn phải tròn mắt. Con gái của Nhậm Chính Phi – người sáng lập Doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng quốc tế của Trung Quốc (Huawei) bị bắt giữ đã trở thành tiêu điểm chú ý của thế giới cũng như dư luận trong nước Trung Quốc. 

huawei
Ảnh từ Shutterstock

Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà Huawei đang đối mặt trong hơn 30 năm phát triển của mình. Không phải nói là con gái Nhậm Chính Phi bị bắt sẽ ra sao, mà là toàn thế giới đã bắt đầu ngăn chặn, hiện trạng hiện giờ của Huawei thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với vụ việc Mỹ trừng phạt ZTE.

Ngày 6/12, từ trong nước Trung Quốc ra đến nước ngoài, thông tin Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei Mạnh Vãn Châu bị bắt hôm 1/12 tại Canada đã khiến dư luận chấn động. Nhất là trong nước Trung Quốc, đây không khác gì là một tin sét đánh ngang tai. Bởi vì không ít người vẫn còn đang yên lặng trước đó không lâu, cũng tức là ngày 2/12, Trung – Mỹ đạt được thỏa thuận tạm dừng leo thang chiến tranh thương mại 90 ngày.  

Vì sao Mạnh Vãn Châu bị bắt

Nguồn tin cho biết, Canada nhận được yêu cầu của Mỹ về việc bắt bà Mạnh Vãn Châu, nguyên nhân chủ yếu là liên quan đến vi phạm lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ đối với Iran. Huawei đã nhanh chóng lên tiếng cho biết, công ty này hoạt động kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật nước sở tại, bao gồm cả việc quản lý và lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ và Liên minh châu Âu, đồng thời không có bất cứ hành vi vi phạm nào, cũng không biết bà Mạnh bất cứ hành vi không đúng nào.

Huawei là công ty công nghệ nổi tiếng Trung Quốc và có mặt trên khắp thế giới, ngành viễn thông của Huawei có mặt tại hơn 100 quốc gia; về ngành sản xuất điện thoại của Huawei, được biết là đứng thứ 2 trên thế giới trong năm nay, chỉ đứng sau Samsung; Huawei cũng là công ty bí ẩn nổi tiếng nhất Trung Quốc, mặc dù kim ngạch tiêu thụ năm nay vượt quá 100 tỷ USD, nhưng liên quan đến việc công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và vận hành nội bộ thì từ trước đến nay đều kín tiếng một cách lạ thường; người sáng lập Huawei là Nhậm Chính Phi, dường như tại Trung Quốc ai ai cũng biết, trong các sách học và quản lý thành công trong nhà sách, tràn ngập các loại về sự phát triển của Huawei.

Đương nhiên, đối với toàn thế giới mà nói, vấn đề bí ẩn của Huawei chủ yếu tập trung vào việc liệu công ty này có phải là đại diện cho lợi ích của chính phủ Trung Quốc? Đứng sau liệu có phải là lực lượng phá hoại sự vận hành bình thường của thị trường? Gen đỏ của Huawei liệu có phải đang xâm thực vào các doanh nghiệp và bí mật chính phủ của nhiều nước.  

Ở bên ngoài Trung Quốc, nghi ngờ này thực ra đã có từ lâu, vài năm nay liên tiếp bị các cơ quan của Mỹ điều tra. Do đó, lần này bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, nói một cách bình thường, thì các cơ quan đại diện của Mỹ đã nắm được chứng cứ thiết thực, nếu không sẽ tuyệt đối không hành sự một cách lỗ mãng.

Điều này rõ ràng đã cho thấy, về phương diện lệnh cấm xuất khẩu đối với Iran, cáo buộc mà Huawei phải đối mặt và nguồn vốn bất hợp pháp, sẽ vượt xa so với trường hợp của ZTE. Vụ việc của ZTE không liên quan tới bắt bớ, cuối cùng thì Trung – Mỹ vẫn có thể đàm phán thỏa hiệp, còn vụ việc của Huawei đã không chỉ đơn giản là riêng hành vi của doanh nghiệp, khả năng lớn là bị quan chức Mỹ nhìn ra được tội vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Sự kiện này hiện tại vẫn tiếp tục khiến cộng đồng quốc tế chú ý. Phía chính phủ Trung Quốc, trong đó có cả Đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và đến cả truyền thông nhà nước đều lên tiếng “kêu oan”. Nhưng về vấn đề trọng tâm như vi phạm lệnh cấm xuất khẩu lại ngậm miệng không nhắc đến, cũng như thế, đối với vấn đề quốc tịch của Mạnh Vãn Châu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng né tránh không nói đến.

Quan hệ Trung Mỹ đã rõ ràng: Đây là cuộc chiến tranh trên mọi phương diện 

Sự kiện Mạnh Vãn Châu bị bắt đã khiến cho xã hội Trung Quốc phải kinh ngạc, chính phủ Mỹ hay có thể nói là Tổng thống Trump còn có thể đùa với Trung Quốc như thế này ư? Đúng vậy, ngày 1/12, bà Mạnh bị bắt, nhưng nhiều ngày sau dư luận mới biết, trong khoảng thời gian đó, dù là phía công ty Huawei hay phía chính phủ Trung Quốc, không thể nào không nắm được tình hình. Hơn nữa, trong tình huống hai bên đều biết, đến ngày hôm sau (2/12) vẫn biểu hiện ra sự đối đãi tốt với ông Trump, 2 bên tạm dừng chiến tranh thương mại, anh cho tôi thời gian, tôi đáp ứng yêu cầu của anh.

Đến ngày 2/12, khi tuyên bố tạm dừng chiến tranh thương mại, tuyên bố của Trung Quốc và của Nhà Trắng lại mỗi người một kiểu. Trung Quốc không hề nhắc đến thời hạn 90 ngày và yêu cầu của phía Mỹ. Còn phía Nhà Trắng thì lại nói rõ chi tiết về vấn đề vì sao tạm dừng chiến tranh thương mại. Đồng thời còn nói, nếu không làm Mỹ hài lòng, sẽ không ngừng leo thang, nói một cách có lý có chứng cứ và đúng mực.

Do đó, sự kiện Mạnh Vãn Châu của Huawei bị bắt, bằng như khiến cho vấn đề thương mại mà hai nước ký kết hoàn toàn phơi bày ra. Sự kiện cho thấy những gì mà Trung Quốc nói chẳng qua đều là nói dối, là những lời lừa gạt. Về phía chính phủ Mỹ của ông Trump, muốn đùa thế nào thì đùa như thế.

Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, vấn đề thương mại Trung – Mỹ từ lâu đã không đơn giản nằm ở vấn đề con số thương mại, mà liên quan đến cuộc đấu tranh ý thức hình thái trên mọi phương diện, trong đó có việc chính phủ Trung Quốc can dự vào kinh tế, doanh nghiệp, đánh cắp công nghệ nước ngoài, đánh cắp sở hữu trí tuệ và vấn đề mở cửa nền kinh tế.

Cũng tức là, khẩu hiệu của chiến tranh thương mại, đến nay đã biến thành chiến tranh liên quan đến công nghệ, doanh nghiệp và mọi phương diện. Hơn nữa, theo lời của ông Trump khi trả lời phỏng vấn của The Wall Street Journal gần đây nhất có nói, chỉ cần họ không đáp ứng thì sẽ tiếp tục chiến tranh thương mại.

Đánh rắn phải đập đầu, chiến lược của ông Trump đúng là khiến cho người ta phải khen ngợi, chuyên chú vào tấn công các doanh nghiệp có vấn đề như ZTE, Huawei. Nhưng thực tế, không có lửa thì sao có khói, ai bảo anh có vấn đề trước thì người ta mới để ý.

Trong đó có cả ZTE, về sau cũng phải bó tay chịu trận, không ai nói ZTE bị oan. Hiện tại Huawei cũng như thế, mặc dù hiện tại Mỹ chưa công bố chứng cứ chi tiết, nhưng theo cách làm của của quốc gia có nền dân chủ pháp trị, làm sao họ có thể đột nhiên bắt giữ một người mà không có chứng cứ gì? Bởi vì nếu bắt sai, sẽ phải trả một cái giá rất đắt, và tỉ lệ xảy ra việc này là cực nhỏ.

Kết quả cuối cùng của sự kiện Huawei, e là cần ít nhất 1 – 2 tháng để đàm phán, rất có thể kết cục sẽ là kinh tế vẫn là kinh tế, còn liên quan đến tội nghiêm trọng không ngoại trừ vẫn tiếp tục leo thang. Tóm lại, rất có thể sẽ nghiêm trọng hơn so với sự kiện ZTE bị trừng phạt. Bởi vì các cơ quan liên quan của Mỹ đã điều tra nhiều năm, chứ không phải là một sớm một chiều. Nhìn thì có vẻ đột nhiên nhưng lại không phải đột nhiên xảy ra.

Cùng với đó, điều đáng chú ý là mô hình doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc nắm giữ công nghệ cốt lõi mà đại biểu là Huawei, dù có phải là khoác chiếc áo tư bản chủ nghĩa hay không, nhưng đến hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu ngăn chặn Huawei, mới đây nhất là Anh Quốc, ngoài ra Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và châu Âu cũng đã bắt đầu để mắt cảnh giác và cách ly khỏi Huawei.

Nói cách khác, một hoặc vài quản lý cấp cao của Huawei bị bắt không phải là điều đáng sợ, đối với công ty Huawei hoặc nhiều công ty Trung Quốc khác mà nói, rủi ro lớn nhất chính là toàn thế giới không chơi với họ nữa.

(Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả)

Blog Mạt Hạ (theo UpMedia)

Xem thêm: