Tại Trung Quốc, thiên tai nhân họa liên tiếp khiến lượng thu mua lương thực dự trữ quốc gia vụ thu hoạch hè năm nay đã sụt giảm đến gần 10 triệu tấn. Dù nhiều địa phương còn đang chìm trong biển nước và sản lượng lương thực cũng bị ảnh hưởng, nhưng Cục Dự trữ Chiến lược và Lương thực Quốc gia Trung Quốc vẫn ban hành “lệnh khẩn”, yêu cầu cấp bách hoàn thành việc thu mua lương thực vụ thu. Việc này làm dấy lên nghi ngờ khủng hoảng lương thực đang cận kề?

tap can binh thi sat tinh cat lam
Ông Tập Cận Bình khảo sát tình hình sản xuất lương thực tại tỉnh Cát Lâm. (Ảnh cắt từ video CCTV).

Theo số liệu từ Cục Dự trữ Chiến lược và Lương thực Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 12/8, tính đến ngày 5/8, lúa mì thu mua được ở các vùng sản xuất chính là 42,857 triệu tấn, giảm so với cùng kỳ 9,383 triệu tấn. Trong đó, Hà Bắc thu mua được 3,559 triệu tấn, giảm 935.000 tấn so với cùng kỳ năm trước; Giang Tô thu mua được 10,835 triệu tấn, giảm 108.000 tấn so với cùng kỳ; An Huy thu mua được 5,929 triệu tấn, giảm 2,224 triệu tấn so với cùng kỳ; Sơn Đông thu mua được 6,614 triệu tấn, giảm 544,000 tấn so với cùng kỳ; Hà Nam thu mua được 9,24 triệu tấn, giảm 5,388 triệu tấn so với cùng kỳ; Hồ Bắc thu mua được 1,390 triệu tấn, tăng 68.000 tấn so với cùng kỳ. Hạt cải dầu thu mua được ở các khu vực sản xuất chính là 706.000 tấn, giảm 51.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Gạo Indica thu mua được ở các khu sản xuất chính 2,641 triệu tấn, tăng 126.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu hải quan cho thấy, trong tháng Sáu, Trung Quốc nhập khẩu 910.00 tấn lúa mì, tăng 197% so với năm trước.

p2753651a335681708 ss
Ngày 12/8, Thông báo của Cục Dự trữ Chiến lược và Lương thực Quốc gia Trung Quốc về tiến độ thu mua lương thực ở các khu vực sản xuất chính. (Ảnh chụp màn hình Weibo).

Thống kê cho thấy, gạo và lúa mì là hai loại lương thực chính của người dân Trung Quốc. Khoảng 60% dân số dùng gạo làm lương thực chính, 40% còn lại là dùng lúa mì. Sản lượng lúa mì sụt giảm làm ảnh hưởng đến việc thu mua, và ảnh hưởng đến 40% dân số cả nước.

Cách đây vài ngày, Cục Dự trữ Chiến lược và Lương thực Quốc gia Trung Quốc đã ban hành lệnh khẩn, yêu cầu cấp bách hoàn thành việc thu mua lương thực vụ hè thu, đồng thời nghiêm cấm việc “bán lương thực các loại”. Tuy nhiên, mọi người cho rằng Trung Quốc đã gặp vấn đề về chất lượng và sản lượng lương thực ngay từ đầu mùa đông năm ngoái, chỉ là đã khéo che đậy cho đến hôm nay.

Trước khi phía chính phủ cho kiểm kê các kho lương thực, đã có quá nhiều sự cố “cháy kho lương”, thậm chí có những sự cố như kho thóc rỗng, hạt mốc, hạt hỗn tạp…

Mặc dù, phía chính phủ Trung Quốc tuyên bố lương thực trong nước đạt “sản lượng cao và đủ dự trữ cho những năm tiếp theo”, nhưng ngày 11/8 vừa qua, sau khi ông Tập Cận Bình yêu cầu chính quyền “chấm dứt tình trạng lãng phí thực phẩm của người dân”, truyền thông đảng bất ngờ đổi hướng và gọi đây là “hiện tượng lãng phí thực phẩm gây sốc và đáng buồn”. Cục lương thực lại ra “lệnh khẩn” vào lúc này không khỏi khiến người ta phải suy nghĩ.

Trên thực tế, chỉ trong hơn 20 ngày qua, đây là lần thứ hai ông Tập đưa ra chỉ thị về vấn đề lương thực.

Truyền thông chính phủ Trung Quốc đưa tin, ngày 22/7, trong chuyến thăm tới Cát Lâm (tỉnh trồng ngô và đậu tương lớn của nước này), ông Tập đã bày tỏ quan tâm đến vấn đề sản xuất và an ninh lương thực, ông cho rằng việc đảm bảo an toàn thực phẩm nên được đặt lên vị trí hàng đầu và không thể thả lỏng sản xuất lương thực, cần tăng cường kinh nghiệm và sáng tạo trên con đường sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, ngày 13/8, trên trang web của Ủy ban Giám sát Nhà nước và Ủy ban Kỷ luật Trung ương chỉ ra, các cơ quan chức năng sẽ đưa ra các quy định cụ thể và rõ ràng về việc “ngăn chặn lãng phí thực phẩm” dưới hình thức các điều luật và nghị quyết.  Nói cách khác, trong tương lai, nếu người dân Trung Quốc lãng phí thực phẩm, họ có thể vi phạm pháp luật.

Hãng tin AFP (Pháp) đưa tin: “Để hưởng ứng lời kêu gọi ‘ăn bớt một món’ của chủ tịch Tập Cận Bình, người Trung Quốc hiện đang chuyển đổi từ một nền văn hóa ẩm thực tuyệt vời sang một phong cách thanh đạm.” Đặc biệt là sáng kiến thực hiện mô hình ăn uống “n-1” theo đề nghị của hiệp hội phục vụ ăn uống chuyên nghiệp ở các địa phương Bắc Kinh, Vũ Hán, Tây An, trên cơ sở đáp ứng số lượng suất ăn bình quân đầu người, thực hiện “giảm một món ăn”, đa dạng cách chế biến đồng thời tiết kiệm thực phẩm, loại bỏ lãng phí.

Vậy vấn đề phải chăng nằm ở “lãng phí thực phẩm”?

Lũ lụt trên “vựa lương thực” quan trọng của Trung Quốc, bao gồm lưu vực sông Trường Giang, Sông Hoài và Tây Nam vẫn đang tiếp diễn nghiêm trọng. Các cánh đồng ngũ cốc ở 27 tỉnh trên “quê hương cá lúa” giờ vẫn còn ngâm trong mênh mông biển nước. Thêm vào đó là thảm họa về viêm phổi Vũ Hán, dịch châu chấu, dịch hạch, virus cúm lợn mới (G4 EA H1N1)… đang hoành hành, giày xéo mảnh đất Trung Hoa vốn trù phú. Khốn cảnh bao vây người dân Trung Quốc. Vậy mà những tin tức chân thực này đều bị che giấu, đẩy bao nhiêu sinh mạng quý giá đến chỗ thương vong, chẳng lẽ sẽ không dẫn đến quả báo nghiêm khắc sao?

Nhiều cư dân mạng còn để lại bình luận: “Không phải đã nói năm nay Trung Quốc được mùa sao? Lời còn chưa dứt đã lại có tin lúa mì mất mùa là sao? Kênh truyền thông nào đã từng nói được mùa vậy?”… “Theo như lời ông lớn CCTV nói ….cứ chia cho 1,4 tỷ dân, thì chỉ là chuyện nhỏ!”…”Từ thời Minh, Thanh đến nay, chỉ cần kiểm kê kho lương thì chắc chắn sẽ có cháy”…”ĐCSTQ nói là ‘có thể ngăn chặn và kiểm soát được’ thì phải hiểu là ‘ngăn chặn và kiểm soát không để sự thật lộ ra ngoài và khống chế báo cáo truyền thông’!” …”Thực sự đã đến lúc phải cẩn thận với nạn đói ở Trung Quốc rồi!”

Trên một số trang truyền thông cá nhân cũng bình luận, các lãnh đạo “rải tiền to” cho châu Phi, tại sao lại không có số liệu ghi chép và quy định cụ thể nào? Thật ra thì lãng phí chủ yếu ở giới quyền quý, đối với người dân thật ra không có quan hệ gì.

Lê Tiểu Quỳ

Xem thêm: