Các thông báo tình hình dịch bệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục bị nghi ngờ bởi các cộng đồng quốc tế. Vừa qua, ĐCSTQ tuyên bố có 6.364 ca tử vong do viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) “trong bệnh viện” Trung Quốc trong tuần Tết (từ ngày 20 – 26/1), nhưng các quan chức dường như né tránh đề cập đến đỉnh điểm của đợt dịch bệnh này.

Thanh Do
Bệnh viện ở Thành Đô, Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Một đợt dịch bệnh mới đã bùng phát ở Trung Quốc vào đầu tháng trước. Nhiều người nhiễm bệnh nặng hơn nhiều so với dự kiến, thậm chí còn phát triển thành bệnh phổi trắng. Cộng đồng quốc tế nghi ngờ rằng virus bùng phát vào năm 2020 mới là virus chính của đợt bùng phát mới này, khiến một số lượng lớn người đã qua đời một cách đáng tiếc. Nhưng các quan chức ĐCSTQ luôn từ chối tiết lộ sự thật.

Sau khi thế giới bên ngoài liên tiếp tiết lộ sự thật về dịch bệnh ở Trung Quốc và chỉ trích Bắc Kinh vì chính quyền chỉ thừa nhận có vài chục người chết, thì ĐCSTQ đã đổi thành 60.000 người đã chết “trong bệnh viện” kể từ đầu tháng 12. Trong một tuần trước Tết, họ thông báo gần 13.000 người đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến COVID. Nhưng Airfinity, một công ty phân tích y tế của Anh, cho rằng “hơn 600.000 người đã chết vì căn bệnh này kể từ khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế vào đầu tháng 12/2022.” Trong thời gian Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, có thể 36.000 người chết mỗi ngày ở Trung Quốc vì viêm phổi Vũ Hán, khiến đây trở thành một trong những thời điểm nguy hiểm nhất của đại dịch.

Ben Cowling, nhà dịch tễ học tại Đại học Hồng Kông, cũng tin rằng có sự khác biệt rất lớn giữa tuyên bố của ĐCSTQ và dự đoán của các tổ chức chuyên nghiệp. Ông ước tính rằng mùa đông năm nay “số người nhiễm virus corona mới ở Trung Quốc ít nhất sẽ là 1 tỷ người, bao gồm cả những bệnh nhân nặng và tử vong, và con số chắc chắn sẽ cao hơn so với thông báo chính thức.”

Trước áp lực ngày càng gia tăng từ dư luận bên ngoài, trang web chính thức của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đã đưa tin lần thứ ba vào tối ngày 28/1: Tính đến ngày 26/1, có 215.958 ca nhập viện ở Trung Quốc, trong đó 26.156 ca bệnh nặng; và từ ngày 20 – 26/1, có 6.364 ca tử vong liên quan đến “trong bệnh viện” tại Trung Quốc.

Điều đáng chú ý là báo cáo của CDC không đề cập đến thời kỳ cao điểm và số người chết trong một ngày.

Trước đó, CDC Trung Quốc đã báo cáo vào ngày 25/1 rằng kể từ ngày 9/12 năm ngoái, số lượng và tỷ lệ xét nghiệm axit nucleic dương tính ở Trung Quốc có xu hướng tăng lên đầu tiên và sau đó giảm xuống. Số lượng dương tính đạt mức cao nhất là 6,94 triệu vào ngày 22/12 năm ngoái và sau đó giảm dần, với tỷ lệ hàng ngày giảm xuống mức tối thiểu 15.000, tỷ lệ xét nghiệm dương tính đạt đỉnh vào ngày 25/12 năm ngoái (29,2%) và giảm dần, và giảm xuống 5,5% vào ngày 23/1. Về số ca nhập viện, số người nhiễm bệnh đạt đỉnh là 1,625 triệu vào ngày 5/1/2023, sau đó tiếp tục giảm xuống còn 248.000 vào ngày 23/1, giảm 84,8% so với mức đỉnh. Số ca tử vong mới trong một ngày của đợt dịch này đạt đỉnh vào ngày 4/1, với 4.273 người. Sau đó cũng giảm dần, đến ngày 23/1 còn 896 ca, giảm 79% so với thời kỳ cao điểm.

p3280311a220531738 ss
Con số của ĐCSTQ cho rằng đỉnh điểm dịch bệnh đã qua từ đầu tháng này. (Nguồn: ảnh chụp màn hình)
p3279891a984855008
Thậm chí ngày 4/1 công bố chỉ có duy nhất 1 ca tử vong. (Nguồn: ảnh chụp màn hình)

Thử kiểm tra con số của CDC Trung Quốc, bằng cách tìm kiếm trong cơ sở số liệu này thì thấy toàn Trung Quốc vào hôm 4/1 chỉ có duy nhất 1 ca tử vong; tức là tỷ lệ nén quá cả 1:4.000.

Ngoài ra, theo báo cáo của CDC Trung Quốc vào ngày 21/1, từ ngày 13 – 19/1, tổng cộng 12.658 trường hợp tử vong liên quan đến nhiễm trùng COVID-19 đã được nhập viện tại các cơ sở y tế Trung Quốc; vào ngày 29/1, có 471.739 trường hợp nhập viện.

Kể từ ngày 8/12, ĐCSTQ chuyển sang chế độ báo cáo và thống kê tình hình dịch bệnh thông qua các cơ quan y tế, tổng cộng đã có 3 lần thông báo và tổng số 78.960 ca tử vong do dịch bệnh “nhập viện” đã được báo cáo, khác xa so với số liệu ước tính của các cơ quan quốc tế.

(Trong video của CNN bên dưới, phóng viên đã đến vùng sâu vùng xa của Trung Quốc để làm phóng sự về COVID. Một số đoạn đề cập đến chuyện thôn dân mắc bệnh cũng không đi khám vì coi đó là bị cúm bình thường (đoạn 3’50). Đoạn 4’46’’ trở đi, đặc vụ Trung Quốc liên tục xuất hiện theo dõi,  đoạn 6’59’’ đặc vụ đến can thiệp thẳng thừng và đưa người đang được phỏng vấn đi chỗ khác. Ngoài ra, tại đoạn 6’10’’ quay cảnh bệnh viện ở nông thôn vắng tanh, không bệnh nhân. Hoàn toàn khác với các bệnh viện ở thành phố lớn, đang rất đông.)

Vậy, có bao nhiêu người ở Trung Quốc đại lục đã chết vì virus viêm phổi Vũ Hán?

Gần đây, ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã chỉ rõ rằng mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Trung Quốc trong ba năm qua đã vượt xa số liệu mà ĐCSTQ. Theo ông cho biết, con số tử vong ở Hoa Lục trên thực tế là 400 triệu, và sẽ lên 500 triệu khi đại dịch kết thúc.

Về vấn đề này, nhà bình luận thời sự Trung Quốc Trương Lâm đã có được thông tin trực tiếp khi điều tra kế hoạch hóa gia đình ở vùng nông thôn Trung Quốc nhiều năm trước. Ông nói rằng số liệu nhân khẩu học của ĐCSTQ hoàn toàn không chính xác, bởi vì hầu hết các trường hợp tử vong của người già ở nông thôn đều không được báo cáo. Một cán bộ thôn quản lý 4.000 dân làng từng tiết lộ, mỗi năm thôn có 100 người già qua đời mà chỉ có 3 đến 5 người được đăng ký. Theo tính toán của Trương Lâm, nếu có 3.000 quận ở Trung Quốc, mỗi quận có 400.000 người và mỗi làng đều có người chết, thì mỗi quận sẽ có khoảng 50 người chết mỗi ngày. “Sau đó, nếu bạn tính trong ba năm đầu tiên, tôi nghĩ rằng 400 triệu người chết là điều có thể.”