Ngày 15/11, Nhật báo Phố Wall đã đăng bài xã luận nói rằng ông Tập Cận Bình phán đoán sai tình hình dẫn đến cục diện Hồng Kông ngày càng căng thẳng, Mỹ và toàn thế giới đều nên ủng hộ người dân Hồng Kông. 

Tập Cận Bình
Ảnh: photocosmos1/Shutterstock

Ngày 15/11, tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ) đăng một bài xã luận có tiêu đề “Khủng hoảng Hồng Kông của Trung Quốc”, trong đó đề cập đến sự kiện cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình ở cự ly gần, mạch sống của kinh tế Hồng Kông bị đe dọa, bệnh viện tiếp nhận nhiều người bị thương, v.v, những điều này đang nói với toàn thế giới rằng chính phủ chuyên chế đang cố gắng tước đoạt tự do của người Hồng Kông.

Bài xã luận nói, ông Tập Cận Bình đang đối mặt với thách thức chấp chính lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau “Phong trào dân chủ năm 1989”, hiện tại cách làm khôn ngoan có lẽ là không nên đưa ra luật mới gây áp lực cao cho Hồng Kông, đồng thời giữ cam kết “50 năm không thay đổi” Hồng Kông.

“Tuy nhiên, ĐCSTQ lại lo lắng nếu hòa giải với người Hồng Kông, có khả năng sẽ dẫn đến người dân Đại Lục đòi dân chủ, vì thế mà họ sẽ tăng cường kiểm soát Hồng Kông, khiến Hồng Kông rơi vào vòng tuần hoàn ác tính kháng nghị và liên tiếp bị bắt, hiện tại cảnh sát Hồng Kông không duyệt cấp phép biểu tình, khiến người Hồng Kông hầu như không có kênh hợp pháp để biểu đạt yêu cầu.”

Bài viết chỉ ra, chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra phương án mới đối với Hồng Kông tại Hội nghị Trung ương 4 hồi cuối tháng 10, trong đó bao gồm yêu cầu Hồng Kông thông qua cái gọi là luật “duy hộ an ninh quốc gia Trung Quốc”, khiến cho các nhân sĩ dân chủ lo lắng trong tương lai khi đề xuất ý kiến bất đồng, sẽ bị xử tội phản quốc hoặc kích động bạo loạn.

Đối với cuộc bầu cử nghị viên Hội đồng khu vực (quận) tại Hồng Kông diễn ra vào ngày 24/11 sắp tới, bài xã luận phân tích, mặc dù nghị viên Hội đồng quận của Hồng Kông có quyền lực mang tính tượng trưng, nhưng trong tình huống ứng cử viên đăng ký tranh cử phá kỷ lục, Bắc Kinh lo lắng ứng cử viên thuộc phe họ sẽ thảm bại. “Nhà hoạt động dân chủ Hoàng Chi Phong đã bị quan chức Chính phủ Hồng Kông tước đoạt tư cách tham gia tranh cử, Chính phủ Hồng Kông sau này cũng có thể sẽ lấy cớ bạo loạn để hủy bỏ bầu cử.”

Về “Dự thảo Luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông” mà Mỹ xem xét thảo luận, bài xã luận cũng nhắc đến. Dự luật này yêu cầu Bộ Ngoại giao mỗi năm cần xem xét Hồng Kông có đáng được Mỹ cấp đãi ngộ đặc thù hay không, nếu không, Tổng thống Mỹ có thể hủy bỏ các ưu đãi về thương mại, thuế quan, hàng không và ngân hàng đối với Hồng Kông; dự luật cũng cho phép Mỹ chế tài đối với quan chức Trung Quốc và Hồng Kông tùy ý bắt giữ người, dẫn độ người từ Hồng Kông tới Đại Lục và xâm phạm nhân quyền.

Hôm 13/11, lãnh đạo đảng đa số Thượng viện Mỹ Mitch McConnell đã đồng ý khởi động cơ chế “đường dây nóng” đối với Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, hành động này có nghĩa là Dự luật này có thể sẽ được nhanh chóng thông qua.

Hôm 14/11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, nếu Trung Quốc có hành động quân sự đối với Hồng Kông, không loại trừ Tổng thống Trump sẽ có hồi đáp bằng bất cứ phương thức nào, tất cả các lựa chọn đều đã được đặt trên bàn.

Ông Pompeo nói, không chỉ Mỹ, còn có cả Anh Quốc và hàng chục quốc gia khác trên thế giới đều biểu thị rõ ràng: “Chúng tôi kỳ vọng xem phía Trung Quốc sẽ đối đãi thế nào với người dân Hồng Kông”, sự kỳ vọng này là dựa vào cam kết mà phía Trung Quốc đã đưa ra.

Ông Pompeo nhấn mạnh, “Chúng tôi nhiều lần nói với Tổng Bí thư Tập Cận Bình: Tôn trọng cam kết này, bởi ông từng đảm bảo ‘một quốc gia, hai chế độ’ của Hồng Kông.”

Hiện tại, Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông đã được Hạ viện Mỹ thông qua, dự kiến trong tuần này cũng sẽ có thể vượt qua được cửa ải Thượng viện.

Trí Đạt

Xem thêm: